Trồng các loài cây cảnh quanh nhà nhưng lại xua đuổi ruồi muỗi rất hay.

Diệt muỗi quanh nhà như thế nào mới an toàn và hiệu quả, lại không ảnh hưởng đến cuộc sống mọi người trong nhà rất được mọi người quan tâm hiện nay.

Bên cạnh vẻ ngoài đẹp mắt, nhiều cây hoa như phong lữ thảo, dạ hương, sen cạn...còn có tác dụng tốt trong việc xua đuổi ruồi muỗi ra khỏi nhà.

Không chỉ đẹp mắt với màu sắc sặc sỡ, cây hoa sen cạn còn có tác dụng xua đuổi các loại côn trùng như ruồi, muỗi, bọ cánh cứng, rệp gây hại.

Để hạn chế muỗi trong mùa mưa hay nồm ẩm, nên trồng sen cạn vào những giỏ treo rồi để quanh nhà hoặc khu vực gần cửa sổ, cửa ra vào. Ảnh

Phong lữ thảo là một cây hoa có màu sắc đa dạng từ tím, đỏ, đến vàng...Ngoài ra cây phong lữ còn chống muỗi hiệu quả do muỗi cực kỳ ghét tinh dầu của cây.

Có mùi rất nồng đậm và chỉ tỏa hương vào ban đêm nên một chậu hoa dạ hương trước ban công phòng ngủ sẽ giúp loài muỗi không có cơ hội đến gần.

Bông cúc vạn thọ có đường kính lớn tỏa ra mùi hương hăng hắc khiến lũ muỗi đều phải tránh xa hàng trăm mét. 

Ngoài ra, tinh dầu trong cúc vạn thọ cũng được dùng để thoa lên vết muỗi cắn để giảm sưng và ngứa.

Hoa ngũ sắc hay còn gọi là hoa cứt lợn, hoa ngũ vị có thành phần tự nhiên là coumarin, giúp đuổi muỗi vô cùng hiệu quả.

Để hoa phát huy được hết tác dụng, hãy trồng nó vào các chậu nhỏ rồi bày biện quanh hiên nhà hoặc trước sân. 

Mùi thơm của hoa oải hương được chế thành tinh dầu tạo nên mùi rất đặc biệt và có tác dụng đuổi muỗi.

Hoắc hương là cây cỏ, hoa màu sặc sỡ được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Thông thường, người ta dùng hoắc hương để làm thuốc, nhưng vì mùi hương của cây khiến các loại côn trùng không dám đến gần nên nó người ta thường trồng một ít trong nhà để đuổi muỗi, gián, kiến...

Nguồn: kienthuc.net.vn/kinh-doanh/7-loai-hoa-de-trong-trong-nha-co-tac-dung-duoi-muoi-1152422.html#p-10

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Muỗi - Dịch Vụ Diệt Muỗi - Công Ty Diệt Côn Trùng Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

Loài nhặng đẻ giòi lên người đầu tiên ở khu vực Bắc Giang.

Năm 2014, các chuyên gia Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương từng phát hiện loài nhặng đẻ giòi lên người ở khu vực Bắc Giang.

Từ đó đến nay, mặc dù chỉ có một trường hợp bệnh nhân bị sinh vật này tấn công nhưng các chuyên gia cảnh báo, người dân luôn phải cẩn thận trước loài vật này. 

PGS.TS. Nguyễn Văn Châu, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, tháng 10/2014, một bệnh nhân ở Bắc Giang (sinh năm 1926) bị nhiễm dòi ở mắt. 

Sau khi đến viện Mắt Trung ương. Sau khám sơ bộ thấy có nhiều con giòi ký sinh trong mắt nên bác sĩ đã chuyển bệnh nhân đến Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương. Tại Phòng khám Chuyên khoa của Viện, các bác sĩ phát hiện thấy giòi lúc nhúc trong mắt bệnh nhân và đã lấy ra một số con giòi để xác định tên khoa học của loài côn trùng này.

Giòi gây tổn thương ở mắt buộc bệnh nhân phải mổ khoét bỏ toàn bộ mắt phải.

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Châu, những con giòi lấy từ mắt bệnh nhân sau 4 ngày nuôi đã hoá nhộng, 3 ngày tiếp theo nở ra con trưởng thành. Loài côn trùng được xác định là nhặng xanh má vàng (tên khoa học Chrysomyia benzziana) ký sinh thường phân bố ở châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, nhưng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. 

Riêng ở Việt Nam, loài nhặng này được tìm thấy ở miền Bắc năm 1964, với số lượng không quá lớn hay sống gần trâu bò.

Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp ấu trùng nhặng xanh xâm nhiễm vào mũi, tai, mắt, vòm miệng, đường niệu đạo của người. Đặc biệt khi các tổ chức này bị viêm nhiễm sẽ càng thu hút ruồi cái tới đẻ trứng.

Tại đây, trứng nở ra giòi sau vài giờ. Giòi ruồi ký sinh ở mũi và có thể tiến vào xoang mặt hoặc xuống phế quản; ký sinh ở tai và có thể di chuyển tới não; ký sinh trong ổ mắt và ở vòm miệng có thể tiến vào xoang mặt; ký sinh ở bộ phận sinh dục hoặc tiến sâu theo niệu đạo. 

Với phát hiện ca bệnh năm 2014, có thể coi đây là phát hiện đầu tiên về bệnh giòi ruồi ở người của loài nhặng này ở Việt Nam và xác định chính xác địa phương đã xảy ra hiện tượng này, cũng như vị trí ký sinh trên cơ thể người, cụ thể là ổ mắt.

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Châu, dù sau đó không phát hiện thêm ca bệnh tương tự, tuy nhiên, do cá thể ruồi còn sinh sống ngoài môi trường nên việc phòng tránh sinh viện này vẫn vô cùng cần thiết. 

Bệnh nhiễm giòi thường xảy ra ở những người không có khả năng tự vệ hay khả năng tự phòng vệ yếu như trẻ em, người già, người bệnh ốm yếu, và sống những nơi có phân bố loài nhặng này.

Vì vậy để phòng bệnh nhiễm giòi cần chăm sóc chu đáo những người già yếu, trẻ em, người bệnh… đặc biệt ở những nơi gần gũi với khu vực chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa). Khi bị bệnh nhiễm dòi cần đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: giadinhmoi.vn/kinh-hai-voi-loai-ruoi-nhang-de-gioi-bo-len-nguoi-d16424.html

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!

Sự tương tác thú vị trong thế giới côn trùng và thực vật.

Trong thế giới tự nhiên, nhiều loài côn trùng và thực vật sống tương tác để đôi bên cùng có lợi. Kiến có thể tìm được nguồn thức ăn dồi dào và nơi trú ẩn an toàn ở những hốc cây to, hoa thơm quả ngọt trong rừng. Đổi lại, cây cối sử dụng kiến để phát tán hạt giống, thậm chí biến kiến thành “vệ sĩ” bảo vệ mình. Đó là sự tương tác thú vị trong thế giới thực vật.

Một nghiên cứu mới trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phá vỡ lịch sử di truyền về 1.700 loài kiến và 10.000 chi thực vật, các nhà nghiên cứu nhận thấy lịch sử lâu dài của kiến và thực vật đồng tiến hóa bắt đầu bằng việc kiến thu thập thức ăn trên thực vật và thực vật phản hồi bằng cách phát triển các đặc điểm có lợi cho kiến.

Nelsen - người đứng đầu cuộc nghiên cứu giải thích: “Một số loài thực vật đã phát triển các tính năng thuyết phục kiến bảo vệ chúng khỏi sự tấn công từ các loài côn trùng khác và thậm chí cả động vật có vú. Chúng bao gồm hốc cây rỗng mà kiến có thể sống bên trong hay thêm mật hoa trên lá, thân cây để kiến có thức ăn. Một số con kiến sẽ chơi xấu bằng cách chỉ lấy mật hoa và bỏ đi, nhưng phần lớn kiến sẽ ở lại và tấn công bất cứ thứ gì cố làm tổn thương tới cái cây – nguồn sống của chúng”- Nelsen giải thích. Trong khi đó, cây cối “nhờ” kiến di chuyển hạt giống của chúng ra xung quanh, xa khu vực cây mẹ, không bị cạnh tranh về tài nguyên.

Các nhà khoa học không chắc chắn mối quan hệ tiến hóa giữa kiến và thực vật đã bắt đầu như thế nào. Nếu tiến hóa là một cuộc chạy đua vũ trang giữa các loài để phát triển lợi ích từ những vị hàng xóm của mình, thì các nhà khoa học muốn khám phá thực vật hay kiến là kẻ khởi đầu việc này?

Ree - chuyên gia về thực vật tại Bảo tàng Field cho biết: “Đó là một câu hỏi giống như câu hỏi gà hay trứng có trước, liệu mọi thứ bắt đầu bằng việc kiến phát triển hành vi để tận dụng lợi thế của thực vật, hay thực vật phát triển cấu trúc để tận dụng kiến?”.

Để xác định lịch sử tiến hóa trong việc tương tác giữa kiến và thực vật, Nelsen và các đồng nghiệp đã chuyển đổi một lượng lớn dữ liệu DNA và cơ sở dữ liệu sinh thái. “Chúng tôi liên kết những đặc điểm hành vi và vật lý của kiến và thực vật để xác định khi nào kiến bắt đầu ăn và sống trên thực vật, và khi nào thực vật phát triển khả năng sản xuất ra những thứ cần cho nhu cầu của loài kiến” - Moreau, chuyên gia về kiến giải thích.

Nhóm nghiên cứu đã lập ra bản đồ lịch sử về đặc điểm của các loại cây thân thiện thu hút kiến và của các loại kiến sống dựa vào thực vật trong phả hệ của dòng họ nhà kiến - một quá trình được gọi là tái thiết trạng thái tổ tiên. Kết quả cho thấy, có vẻ như kiến đã dựa vào thực vật lâu hơn quãng thời gian thực vật sống dựa vào kiến, vì thực vật không phát triển các cấu trúc chuyên biệt cho đến khi kiến xuất hiện, khi kiến cần thức ăn và môi trường sống.

“Một số con kiến không trực tiếp sử dụng thực vật, trong khi những con khác dựa vào thực vật để làm thức ăn, tìm kiếm môi trường sống và làm tổ. Đầu tiên kiến bắt đầu tìm thức ăn, sau đó chúng kết hợp thực vật vào chế độ ăn của mình và sau đó chúng bắt đầu làm tổ trên cây. Quá trình sống bám này dẫn tới sự phụ thuộc vào thực vật tăng lên, gắn bó như hiện nay” - Nelsen nói.

Và trong mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa kiến và thực vật suốt nhiều năm qua, từ quan điểm tiến hóa cho thấy, loài kiến lấy thức ăn và làm tổ trên thực vật không phát triển hơn những loài không làm như vậy nhưng nghiên cứu này khá quan trọng vì nó cung cấp một cái nhìn khác về cách thực vật và động vật tương tác với nhau, chúng tương tác một cách phổ biến và cũng phức tạp trong quá trình phát triển.

Nguồn: ngaynay.vn/khoa-hoc/kien-loi-dung-cay-hay-cay-bien-kien-thanh-no-le-133027.html

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!

Du khách thích khám phá chợ côn trùng khi đến Campuchia

Món ăn chế biến từ côn trùng càng ngày càng được nhiều người đón nhận và ăn chúng như một món ăn thực thụ hàng ngày.

Nếu như trước đây nghe nói ăn côn trùng chắc hẳn mọi người nghe ghê rợn, nhưng ngày nay mọi chuyện đã khác hẳn, nhiều món ăn chế biến từ các loài côn trùng đã trở thành đặc sản, có phải chăng côn trùng sẽ là nguồn thực phẩm chính cho con người trong tương lai?

Thưởng thức các món ăn côn trùng thơm ngào ngạt ở đất nước Campuchia.

Chợ Skun thuộc tỉnh Kampong Cham, nằm cách thủ đô Phnom Penh (Campuchia) khoảng 70km, cũng là điểm dừng chân quen thuộc trên tuyến đường từ Phnom Penh đến Siêm Riệp, du khách quen gọi là chợ côn trùng (nói đúng hơn là chợ chế biến thức ăn từ côn trùng). Do chợ nằm tại thị trấn Skun nên người Campuchia gọi là chợ “Skun”. Đến đây, du khách nhìn tận mắt các món ăn chế biến sẵn từ các loại côn trùng: nhện, dế, bò cạp, nhộng, nhái, cà cuống… Dường như các chủ quán đã quá quen với sự tò mò của du khách khi họ thích thú lấy điện thoại hoặc máy ảnh chụp các khay bán các con côn trùng đã chế biến. Họ tin chắc sau khi tò mò, khách sẽ mua, và điều đó y như rằng. Giá cả rất cụ thể, loại nhỏ bán một lon sữa bò 50 ngàn đồng (tiền Việt), những con lớn thì khách cứ chọn lựa từ 10 ngàn đến 20 ngàn/ con. Tôi ăn thử một con bọ cạp, cảm giác thịt nó như thế nào không biết, nhưng mùi gia vị mặn ngọt và có mùi thơm. Những loại hàng hóa khác bán tại chợ Skun cũng quyến rũ du khách, đó là le le cũng đã được tẩm và nướng chín, những ống cơm lam và đặc biệt là các loại trái cây thu hoạch trong vùng: dứa, chuối, bưởi, me ngọt…

Nguồn: cadn.com.vn/news/111_198819_kham-pha-cho-con-trung-o-campuchia.aspx

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!

Vì sao tơ nhện mỏng manh nhưng lại bền gấp 5 lần thép?

Nhện - Loài côn trùng rất có ích cho con người trong tương lai. Tơ nhện bền, chắc khỏe và dai gấp 5 lần thép. Nhưng nguyên nhân của sự bền ấy thì không phải ai cũng biết.

Tơ nhện từ lâu đã nổi tiếng là loại vật liệu tự nhiên có độ bền kinh khủng bậc nhất. Thậm chí, có những loài nhện nhả ra tơ chắc khỏe gấp 5 lần thép - như nhện nâu Loxosceles reclusa chẳng hạn.

Nhưng cũng cần phải tự hỏi là tại sao tơ nhện nhìn mỏng manh thế mà lại có độ bền quá khủng như vậy? Thực chất, đây cũng là câu hỏi khiến các nhà khoa học phải đau đầu, và gần đây họ mới tìm ra được câu trả lời.

Cụ thể, các chuyên gia từ ĐH William and Mary (Virginia, Mỹ) đã phân tích những sợi tơ của loài nhện nâu L. reclusa bằng công nghệ tiên tiến nhất. Kết quả thì ở cấp độ phân tử, mỗi sợi tơ được ghép lại bởi hàng ngàn sợi nano cực mỏng song song với nhau.

Mỗi sợi nano được làm từ protein, với độ dày nhỏ hơn 1 phần triệu centimet - nghĩa là mỏng hơn tóc người đến cả trăm ngàn lần.

"Chúng tôi đã nghĩ các sợi tơ chỉ là một thực thể" - trích lời Hannes Schiniepp, thành viên nhóm nghiên cứu. "Nhưng những gì tìm được thì tơ nhện cũng giống như sợi cáp, được làm từ nhiều sợi nhỏ hơn bện lại".

Trên thực tế, ý tưởng về việc tơ nhện được cấu tạo từ các sợi nano đã từng được đề cập trong các nghiên cứu trước kia, nhưng đây là lần đầu tiên khoa học thực sự xác nhận được điều đó, đồng thời tìm ra cơ chế của nó nữa. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu chọn loài nhện nâu là bởi sợi tơ của nó phẳng chứ không tròn như nhện thường.

Tuy nhiên, không phải tơ nhện nào cũng được cấu tạo giống như vậy. Tùy vào cách bắt mồi, mỗi loài nhện sẽ có tơ khác nhau.

Chúng ta có thể áp dụng các sợi nano vào một công nghệ mới, để từ đó tạo ra một dạng vật liệu có khả năng chịu lực gấp 5 lần thép. Schiniepp cho biết, họ đã phát triển thành công mô hình cấu tạo dựa trên những gì đã tìm ra, và từ đó giúp con người tự tạo ra một loại vật liệu của riêng mình, với độ chắc khỏe y như tơ nhện.

Trước kia, đã từng có nhiều nghiên cứu tìm cách tạo ra tơ nhện nhân tạo và ứng dựng nó - từ mũ bảo hiểm cho đến áo chống đạn. Nhưng với nghiên cứu tìm ra cấu tạo của tơ nhện ở cấp độ nano, ứng dụng của nó sẽ là cực lớn.

"Kết quả nghiên cứu cho thấy tự nhiên thực sự có thể tạo ra những loại vật liệu đáng kinh ngạc" - Mohan Srinivasarao từ Quỹ khoa học Quốc gia, người tài trợ cho nghiên cứu cho biết.

"Việc hiểu được thành phần tơ nhện ở cấp độ phân tử sẽ cho chúng ta hiểu hơn về bản chất của nó, đồng thời đưa ra được các thiết kế mới cho những vật liệu tổng hợp nhân tạo trong tương lai".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí ACS Macro Letters.

Nguồn: khoahoc.tv/day-la-ly-do-vi-sao-to-nhen-mong-manh-ma-ben-gap-5-lan-thep-96487

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!

Quan niệm sai về sốt xuất huyết khiến nhiều người mắc bệnh hơn.

Mùa mưa, bệnh sốt xuất huyết do muỗi gây ra liên tục tấn công người dân trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Muỗi là thủ phạm truyền bệnh và cướp đi hàng ngàn mạng người trên thế giới mỗi năm. Chính vì thế diệt lăng quăng, diệt muỗi, xóa sổ nơi sinh sản của muỗi là việc làm cấp bách nhất hiện nay để ngăn ngừa những bệnh do muỗi gây ra như: sốt xuất huyết, sốt rét, virus Zika, viêm não Nhật Bản,... Bên cạnh đó còn nhiều bệnh khách nguy hiểm như: sởi, tay chân miệng cũng tăng cao trong mùa mưa.

Quan niệm mắc sốt xuất huyết một lần, khỏi lo mắc lại không đúng. Thực tế, một người có nguy cơ mắc 4 lần SXH với 4 týp gây ra và lần mắc sau thường nặng hơn lần mắc trước.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết quan niệm mắc sốt xuất huyết một lần, khỏi lo mắc lại không đúng. Thực tế, một người có nguy cơ mắc 4 lần SXH với 4 týp gây ra và lần mắc sau thường nặng hơn lần mắc trước.

Theo PGS Phu bệnh sốt xuất huyết Dengue do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau, tuy nhiên rất hiếm khi mắc bệnh lại lần thứ 4.

Nếu người mắc sốt xuất huyết lần 2, thủ phạm gây bệnh thường là týp vi trùng khác. Khi đó, 2 kháng thể của 2 týp vi trùng khác nhau cùng tồn tại trong cơ thể người sẽ làm bệnh trầm trọng hơn, gây phản ứng, làm tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, choáng, trụy mạch...

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, khó hạ. Trong bệnh sốt xuất huyết, ngoài triệu chứng sốt còn có triệu chứng xuất huyết thường xảy ra từ ngày thứ 3 trở đi. Tuy nhiên biến chứng nguy hiểm nhất và thường là nguyên nhân gây tử vong là sự thất thoát dịch từ trong mạch máu ra khoang thứ 3 như màng bụng, màng phổi, màng tim gây cô đặc máu, đưa đến trụy tim mạch (sốc). Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:

1. Sốc (trụy tim mạch): bệnh nhân có biểu hiện tuột huyết áp, lạnh tay chân, mệt, bứt rứt, khó chịu.

2. Xuất huyết (chảy máu da niêm mạc): chảy máu cam, chảy máu răng, ói và đi cầu ra máu, phụ nữ bị rong kinh...

3. Tổn thương các cơ quan nội tạng: não, gan, thận...

Khi bị các biến chứng này nếu không đến khám và điều trị ngay sẽ dẫn đến tử vong rất nhanh (1-2 ngày). Do đó không thể ở nhà theo dõi và chăm sóc được.

Nguồn: tienphong.vn/suc-khoe/bi-sot-xuat-huyet-roi-se-mien-dich-suot-doi-1349795.tpo

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Muỗi - Dịch Vụ Diệt Muỗi - Công Ty Diệt Côn Trùng Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

Đốt rơm ướt để tạo khói đuổi muỗi nhưng gây ra vụ cháy lớn ở TP.Quy Nhơn (Bình Định)

Gia đình nông dân ở TP.Quy Nhơn (Bình Định) đốt rơm ướt tạo khói để đuổi muỗi nhưng bất cẩn gây cháy lan.

Khoảng 18 giờ ngày 26.11, Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Bình Định nhận được tin báo có đám cháy tại kho chứa rơm của hộ dân đang chăn nuôi gia súc ở KV.2, P.Nhơn Phú, TP.Quy Nhơn nên huy động 2 xe chuyên dụng cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ đến làm nhiệm vụ chữa cháy.

Khi lực lượng PCCC đến hiện trường, dù trời mưa nhưng đám cháy vẫn bùng phát nhanh, sắp lan đến nhà lân cận nên các chiến sĩ đã nhanh chóng dập lửa, không để cháy lan.

Đến khoảng 19 giờ 30 phút cùng ngày, đám cháy đã được khống chế, lực lượng chữa cháy vẫn tiếp tục hỗ trợ người dân cào hết kho chứa rơm ra ngoài để dập tắt những tàn lửa còn âm ỉ, tránh tình trạng lửa bùng phát trở lại. Đến 20 giờ, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn.

Chủ kho rơm là ông Đ.T.T. (51 tuổi, ở KV.2, P. Nhơn Phú) cho biết những ngày qua thời tiết thay đổi nên xuất hiện nhiều muỗi. Chiều 26.11, gia đình ông T. đốt rơm ướt để tạo khói đuổi muỗi nhưng do bất cẩn gây ra vụ cháy.

Nguồn: thanhnien.vn/thoi-su/hoang-hot-vi-dot-rom-duoi-muoi-gay-chay-lan-1027400.html

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Muỗi - Dịch Vụ Diệt Muỗi - Công Ty Diệt Côn Trùng Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!