Bọ cạp dùng làm thuốc rất hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết.

Nhiều loài côn trùng rất có ích cho ngành y khoa cũng như chữa bệnh theo cách dân gian, vậy bạn đã biết côn trùng bọ cạp nào có thể chữa bệnh hay chưa?

Theo đông y, bọ cạp vị mặn, hơi cay, tính bình, có độc; vào kinh can, có tác dụng tức phong, cắt cơn kinh giật; hoạt lạc (lưu thông gân, mạch) và giải độc.

Bọ cạp còn gọi toàn yết, yết tử, toàn trùng, yết vĩ. Tên khoa học: Buthus ps., họ Bọ cạp (Buthidae). Bộ phận dùng làm thuốc là toàn bộ con bọ cạp phơi khô hoặc phần đuôi. Ngoài protid, lipid, acid amin cần thiết, bọ cạp còn có buthotoxin - chất này cũng là protid nhưng rất độc với hệ thần kinh.

Theo đông y, toàn yết vị mặn, hơi cay, tính bình, có độc; vào kinh can, có tác dụng tức phong, cắt cơn kinh giật; hoạt lạc (lưu thông gân, mạch) và giải độc. Dùng chữa kinh giật, co quắp, méo miệng, bán thân bất toại, uốn ván, tràng nhạc. Liều dùng: 2 - 4g (1 - 4 con hoặc 3 - 8 đuôi bọ cạp).

Bọ cạp được dùng làm thuốc trị các chứng:

Lên kinh giật, co quắp do bị trúng phong, sài uốn ván; động kinh thuộc chứng thực.

Bài 1: Thuốc bột toát phong: bọ cạp 4g, chu sa 4g, rết 6g, xạ hương 2g, câu đằng 16g, tằm vôi 8g. Các vị tán bột. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 - 3 lần, uống với nước đun sôi. Trị động kinh và sài giật uốn ván.

Bài 2: bọ cạp 1 con, giun đất 8g, tằm vôi 12g. Sắc uống. Trị trẻ kinh quyết.

Bài 3: bọ cạp 4g, tằm vôi 12g, bạch phụ tử 12g. Các vị nghiền chung thành bột mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 - 3 lần, uống với rượu trắng. Trị trúng phong mắt miệng méo xệch.

Bài 4: bọ cạp 1 con, rết 1 con, thấu cốt thảo 15g. Tất cả sao vàng tán bột. Cách 6 giờ uống 7 - 8g. Chữa trúng phong.

Bài 5: bọ cạp 10g, giun đất 15g, xích thược 20g, ngưu tất 20g, hồng hoa 15g. Sắc uống trong ngày. Chữa trúng phong.

Bài 6: bọ cạp tồn tính 15g, bạch cương tằm 15g, phụ tử 15g. Tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Trị liệt thần kinh mặt.

Trị các chứng phong thấp, đau cứng khớp xương: bọ cạp 4g, xạ hương 0,8g. Nghiền chung thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 2g, uống với rượu hâm nóng. Cũng có thể dùng riêng bọ cạp nghiền bột, mỗi lần uống 2g với rượu.

Trị các dạng nhọt độc, mụn lở và phong hủi.

Bài 1: bọ cạp 3 phần, chi tử 7 phần. Rán chín bằng dầu vừng; thêm sáp ong vàng chế thành cao. Dán hoặc đắp vào chỗ đau. Trị mụn nhọt độc sưng tấy.

Bài 2: bọ cạp 4g, bạch chỉ 12g, đảng sâm 12g. Nghiền chung thành bột. Mỗi lần uống 8g - 12g. ngày uống 2 - 3 lần, uống với rượu trắng. Trị hủi (phong).

Bọ cạp còn là “món ăn côn trùng” có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến cầu kỳ và phải bỏ nọc độc ở đuôi. Nọc độc của bọ cạp làm tê liệt các bộ phận của con người và gia súc. Nọc độc của bọ cạp ở Việt Nam chỉ gây sưng đau, nhức nhối và phù nề, không độc gây chết người như bọ cạp châu Phi, tuy vậy vẫn cần hết sức chú ý khi sử dụng.

Kiêng kỵ: Người bị kinh giật do huyết hư, phụ nữ có thai và người yếu mệt háo khát cấm uống.

Nguồn: khoeplus24h.vn/thuoc-hay/cach-dung-bo-cap-tri-cac-chung-phong-thap-dau-khop-806336.html

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!

Hàng nghìn con muỗi bị nén chặt trong xy lanh vẫn sống sót qua quãng đường vận chuyển 1.600 km.

Hàng nghìn con muỗi vẫn sống sót và hầu hết đều nguyên vẹn sau khi bị nén chặt trong xy lanh và vận chuyển qua quãng đường 1.600 km.

Các nhà khoa học phát triển nhiều kỹ thuật mới để chiến đấu với những bệnh dịch toàn cầu truyền nhiễm qua muỗi, trong đó có phương pháp mới nhằm lưu trữ, vận chuyển và phân phối hàng nghìn con muỗi biến đổi gene tới địa điểm trên khắp thế giới, IFL Science hôm qua đưa tin.

Trong lúc tìm kiếm cách thức tiêu chuẩn để vận chuyển muỗi, nhóm nghiên cứu ở Đại học Mexico tính toán những con muỗi sống có thể nén chặt tới mức nào. Họ sử dụng Aedes aegypti, loài muỗi chủ yếu truyền bệnh sốt vàng da, Zika và sốt xuất huyết. Đầu tiên, các nhà khoa học cần xác định nhiệt độ lưu trữ tối ưu cho tỷ lệ sống sót cao nhất. Sau hàng loạt thử nghiệm, họ tìm ra nhiệt độ thích hợp nhất là 14°C.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu cần tìm hiểu họ có thể nén hàng nghìn, thậm chí hàng triệu con muỗi, trong không gian nhỏ tới mức nào. Sử dụng một xy lanh nhựa đơn giản, họ đếm số lượng muỗi chính xác và cho chúng vào xy lanh 10 mililit, sau đó bắt đầu nén chặt bằng cách ấn pít tông tới vạch 1 mililit.

Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm Immo Hansen chia sẻ nhóm của anh "rất kinh ngạc khi phát hiện số lượng muỗi có thể nhét vừa trong một chiếc xy lanh lên tới 2.500 con". Trong loạt thí nghiệm khác, nhóm nghiên cứu nhận thấy phương thức hiệu quả nhất để vận chuyển muỗi là xếp 240 con/cm3, tức khoảng 1.200 con trên một thìa cà phê.

Nhóm của Hansen đặt các xy lanh chứa đầy muỗi vào thùng xốp, làm mát tới nhiệt độ tối ưu và vận chuyển từ New Mexico tới California (1.600 km). Dù nhiều con muỗi bay ra bị tróc cánh, đa số trong tình trạng nguyên vẹn và thậm chí hoạt động tốt hơn những con không bị nén chặt.

"Tỷ lệ tử vong cao của những con muỗi không bị nén chặt trong hành trình vận chuyển thực tế nằm ngoài dự kiến của chúng tôi. Chúng tôi đặt giả thuyết rung lắc trong hành trình, đặc biệt trên máy bay, ảnh hưởng nhiều hơn tới những con muỗi không bị nén chặt", Hansen giải thích.

Nguồn: vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/2-500-con-muoi-chen-chuc-trong-mot-chiec-xy-lanh-3836510.html?utm_source=search_vne

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

Hong Kong phát hiện một phụ nữ cũng mắc virus viêm gan E từ chuột.

Sau trường hợp đầu tiên được báo cáo hồi tháng 9, giới chức Hong Kong phát hiện một phụ nữ cũng mắc virus viêm gan E từ chuột.

Theo SCMP, người phụ nữ 70 tuổi nhiễm virus từ khoảng tháng 5/2017. Bà sống tại quận Wong Tai Sin, cùng khu vực với bệnh nhân đầu tiên bị lây virus viêm gan E từ chuột. 

Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Kwong Wah, người phụ nữ trên đã hồi phục và trở về nhà.

Virus viêm gan E là một trong năm loại virus gây viêm gan. Nó lây lan qua nhiều con đường như uống nước nhiễm phân hoặc ăn thịt chưa nấu kỹ.

Theo tiến sĩ Siddharth Sridhar, trợ lý giáo sư tại Đại học Hong Kong, các thí nghiệm trước đây cho thấy virus viêm gan E ở chuột không thể lây sang khỉ mà về mức độ nhạy cảm bệnh, người và khỉ tương đối giống nhau.

Tháng 9/2018, giới chức Hong Kong công bố trường hợp đầu tiên trên thế giới nhiễm virus viêm gan E từ chuột. Đó là một người đàn ông 56 tuổi, từng trải qua ca ghép gan hồi tháng 5/2017. Hai tháng sau phẫu thuật, ông xuất hiện những dấu hiệu chức năng gan bất thường. 

Đội ngũ y tế tin rằng nam bệnh nhân bị đàn chuột ở bãi rác gần nhà truyền virus. Nhờ sử dụng thuốc kháng virus, ông này hiện đã khỏi bệnh.

Nguồn: suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/nguoi-thu-hai-tren-the-gioi-nhiem-viem-gan-e-tu-chuot-3841465.html?utm_source=search_vne

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

Hội thảo dự án xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao trong nông hộ tại Sơn La

Loài ong rất có ích cho hệ sinh thái, ngành nông nghiệp, ngành y khoa,...Nói tóm lại loài ong mang lại nhiều lợi ích cho con người. Ngày nay, ong được nuôi để lấy mật ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt ở tỉnh Sơn La.

Tại Sơn La vừa diễn ra hội thảo dự án “Xây dựng mô hình ong mật chất lượng cao trong nông hộ tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Sơn La tổ chức.

Theo số liệu thống kê của Hội Nuôi ong Việt Nam, nước ta có hơn 1,5 triệu đàn ong, gồm các giống ong Ý và ong nội, trong đó ong nội là 350.000 đàn (chiếm 23,33%), ong ngoại 1,15 triệu đàn (chiếm 76,67%). Số người nuôi ong khoảng 34.000 người, trong đó có 6.350 người (chiếm 18,67%) người nuôi ong chuyên.

Nhiều vùng ở nước ta như miền núi phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên có nguồn mật, phấn hoa nuôi ong đa dạng, đủ điều kiện để nuôi giữ các đàn ong giống cũng như phát triển ngành hàng mật ong. Tuy nhiên, thực trạng chăn nuôi ong còn nhiều bất cập…

Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Hoàng Văn Định, Chủ nhiệm dự án cho biết, để nâng cao hiệu quả và giá trị mật ong xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước, yêu cầu đối với ngành chăn nuôi ong Việt Nam là phải kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm, đặc biệt là tồn dư thuốc kháng sinh và thuốc bảo vệ thực vật trong mật ong.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh áp dụng VietGAHP trong chăn nuôi ong an toàn, GMP trong chế biến, đóng gói mật ong xuất khẩu và việc mở rộng liên kết SX giữa các đối tác trong ngành ong.

Ngoài ra, tại vùng SX cần xây dựng tổ hợp tác, HTX, CLB nuôi ong, liên kết giữa các khâu nuôi, thu mua, chế biến, xuất khẩu, tiêu dùng thành chuỗi hàng hoá, cần đầu tư cho nghiên cứu công nghệ, khuyến nông để phát triển bền vững nghề ong theo hướng xuất khẩu, hình thành hệ sinh thái bền vững.

Theo ông Định, trong 3 năm (2016 - 2018), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã chủ trì và phối hợp thực hiện dự án tại 10 tỉnh. Mỗi tỉnh thực hiện 1 - 2 điểm trình diễn/năm; hỗ trợ các hộ tham gia với 4.000 đàn ong (ong nội và ong ngoại), hỗ trợ 50% thức ăn (đường) theo yêu cầu 2kg/đàn ong theo định mức ban hành.

Kết quả triển khai cho thấy, các đơn vị đã lựa chọn tổng số 39 xã để xây dựng mô hình với 100% các xã đang xây dựng NTM. Các xã triển khai đều đáp ứng theo yêu cầu đề ra, phù hợp với vùng miền triển khai và quy hoạch phát triển chăn nuôi của mỗi địa phương, số đàn ong tại các xã giao động bình quân từ 500 - 1.500 đàn, diện tích đất nông, lâm nghiệp từ 5.500 - 10.000ha phù hợp cho điều kiện nuôi và phát triển các đàn ong cũng như để nhân rộng mô hình.

Tại Sơn La, có khoảng 46.400 đàn ong, sản lượng mật ong đạt từ 1.500 - 2.000 tấn/năm và được nuôi ở trên địa bàn toàn tỉnh. Với lợi thế nguồn mật phấn hoa rất phong phú, đa dạng… nghề chăn nuôi ong ở tỉnh này có thể nuôi quanh năm.

Mật ong Sơn La đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu, là cơ sở để các loại sản phẩm như mật ong chất lượng cao, sữa ong chúa, phấn hoa, ấu trùng ong đực, nọc ong, keo ong… được bảo hộ về chất lượng, đảm bảo uy tín để đứng vững trên thị trường và xuất khẩu nước ngoài.

Theo bà Hoàng Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sơn La, năm 2018, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đơn vị đã thực hiện dự án tại 2 xã Chiềng Sơn và thị trấn nông trường Mộc Châu với 10 hộ được hưởng lợi trực tiếp. Theo đó, mỗi hộ được hỗ trợ 20 đàn ong ngoại, thức ăn.

Sau 6 tháng triển khai, đã tăng lên 262 đàn, với sản lượng mật đạt 11,6 tấn. Từ đó, tăng thêm cho các hộ gia đình tham gia mô hình khoảng 10 triệu đồng/tháng, góp phần cải thiện đời sống cho các hộ nuôi ong, xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu, giữ vững an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.

Bà Hiền khẳng định: Dự án đã tạo cơ hội cho người nuôi ong được tiếp cận với kỹ thuật mới về nghề nuôi ong mật chất lượng cao, từ đó thay đổi được các tập quán lạc hậu trong nuôi ong bằng giống nội, không di chuyển đàn. Kiểm soát được dịch bệnh trên đàn ong, giúp cộng đồng chấp hành và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn theo hướng VietGAHP…

Ngoài tỉnh Sơn La, dự án còn thực hiện ở 9 tỉnh khác, trong đó có Lào Cai. Tại tỉnh này, mô hình hỗ trợ và xây dựng 10 cơ sở nuôi ong mật chất lượng cao tại 2 xã Xuân Quang và Phong Niên (huyện Bảo Thắng). Đây là 2 xã trọng điểm thuộc vùng quy hoạch về phát triển nuôi ong của địa phương, có diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và cây ăn quả lớn nhất của tỉnh.

Năng suất mật trung bình đạt 18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế của hộ tham gia mô hình tăng 15% so với ngoài mô hình. Hiện 2 tổ nhóm thực hiện mô hình ở 2 xã đang triển khai xây dựng tem nhãn thương hiệu, thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng và gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm mật ong trong năm 2019 để nâng cao hiệu quả SX bền vững.

Nguồn: nongnghiep.vn/nuoi-ong-mat-chat-luong-cao-trong-nong-ho-post231262.html

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!

Thu tiền tỷ mỗi năm từ nghề nuôi ong lấy mật giữa bưng biền Đồng Tháp Mười.

Nuôi loài côn trùng cung cấp mật giúp anh nông dân ở Đồng Tháp Mười thu về hàng tỷ đồng, cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.

Anh Trần Thành Long ở xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông là một ví dụ điển hình, khi thu về tiền tỷ mỗi năm từ việc khởi nghiệp từ nghề nuôi ong lấy mật giữa bưng biền Đồng Tháp Mười.

Trong những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp được khơi dậy một cách mạnh mẽ ở nhiều tỉnh, thành, trong đó có Đồng Tháp. Nơi đây, đã xuất hiện những thanh niên khai thác “tài nguyên bản địa” để khởi nghiệp và đã thành công.

Anh Trần Thành Long ở xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông là một ví dụ điển hình, khi thu về tiền tỷ mỗi năm từ việc khởi nghiệp từ nghề nuôi ong lấy mật giữa bưng biền Đồng Tháp Mười.

Anh Trần Thành Long được sinh ra và lớn lên trong một gia đình gốc nông dân, chủ yếu là làm ruộng và trồng cây màu.

Sau thời gian hoàn thành chương trình Đại học chuyên ngành Ngữ Văn, anh về công tác tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh huyện Tam Nông từ năm 2013.

Anh Long chia sẻ, làm truyền thông phụ trách mảng nông nghiệp cộng thêm gắn với việc ruộng đồng từ nhỏ nên bản thân tôi trăn trở vì sao thu nhập của người nông dân bấp bênh, nông sản chưa có giá trị cao, trong khi họ "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời".

Nhận thấy khu vực gần nhà với khu A4, thuộc Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, với lợi thế là khu vực rừng Tràm đặc dụng với diện tích hơn 2.000ha, anh Long cùng gia đình vợ đã quyết định dựa vào nguồn "tài nguyên bản địa" để phát triển nghề nuôi ong lấy mật.

Anh Long phân tích, cây tràm thường nở hoa 2 đợt, từ tháng 8 đến tháng 10 và từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Đây là nguồn hoa rất phong phú thích hợp cho nghề nuôi ong, đặc biệt, nguồn hoa tràm rừng ngoài màu sắc và hương vị rất riêng.

Ngoài ra, mật và phấn tràm rừng cũng không bị ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật nên sẽ tạo ra nguồn mật sạch. Yếu tố thứ hai quyết định đến năng suất và chất lượng của mật ong là nguồn ong giống.

Tại địa phương cũng có loài ong bản địa, tuy nhiên, hạn chế của loài ong này là vòi hút ngắn nên khả năng lấy mật thấp.

Trong khi đó, ong mật giống Ý có nhiều ưu điểm là con to, vòi hút sâu, sức tụ đàn lớn, cho mật và phấn hoa nhiều.

Sau khi tìm hiểu kỹ về đặc tính sinh học của loại ong mật giống Ý và kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc loài ong ngoại nhập này, năm 2016, anh Trần Thành Long cùng gia đình quyết định đầu tư 80 triệu đồng mua 50 đàn ong mật giống Ý để nuôi, mỗi tháng ước thu được 50 lít mật ong hương tràm thương phẩm nguyên chất.

Sản phẩm mật ong hương tràm được tạo ra có chất lượng, không đủ cung ứng, năm 2017 gia đình anh Long đã trang bị thêm các dụng cụ, máy móc sản xuất và tăng quy mô lên 200 đàn ong.

Do thường xuyên có được khối lượng mật ong hương tràm nguyên chất nên Thành Long đã thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh và đăng ký thương hiệu độc quyền là “Mật ong Hương Tràm Hút Dẻo".

Theo thống kê, từ đầu năm 2017 đến cuối tháng 6/2018, cơ sở đã xuất bán 18 tấn mật ong nguyên chất các loại, doanh thu ước đạt 1,8 tỷ đồng.

Anh Long nói, hiện tại, cơ sở đã tăng lên 450 đàn ong, sản lượng mỗi tháng cho ra thị trường từ 2 tấn mật ong Hương Tràm nguyên chất.

Các sản phẩm của cơ sở đã được đưa đến những điểm tham quan du lịch trong tỉnh Đồng Tháp và bày bán tại các Phiên chợ Hàng Việt về nông thôn; Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao và một số siêu thị…

Điều đáng mừng là cơ sở mật ong Hương Tràm Hút Dẻo đã liên kết được với doanh nghiệp chế biến mật ong để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, từ đây mở ra một cơ hội mới cho sản phẩm quê.

Sử dụng sản phẩm mật ong trong dịp phiên chợ Nông nghiệp xanh tỉnh Đồng Tháp vào cuối tháng 10/2018, chị Phan Thị Kim Quý ngụ tại thành phố Cao Lãnh bày tỏ, mật ong hương tràm chẳng những có mùi thơm, vị ngọt đặc trưng mà còn giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt điểm cộng của sản phẩm này là hoàn toàn tự nhiên.

Khi sử dụng có thể chữa trị một số loại bệnh như: viêm họng, đau dạ dày, ho… bởi loại mật ong này có tác dụng sát khuẩn tốt, làm lành các vết thương nhanh, làm đẹp và sáng da… đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

Tận dụng tài nguyên thiên nhiên để tạo ra bước đột phá trong hành trình khởi nghiệp là điều rất đáng tự hào.

Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở việc nuôi ong lấy mật, chàng thành niên Trần Thành Long còn hướng tới kết hợp khai thác du lịch.

Ông Nguyễn Văn Quang - Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Tam Nông cho biết, Vườn quốc gia Tràm Chim là một khu rừng đặc dụng với các cảnh quan tiêu biểu, các hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù của vùng đất trũng Đồng Tháp Mười.

Đây là khu Ramsar thứ tư của Việt Nam, thứ 2.000 của thế giới, mỗi năm thu hút gần 200 nghìn lượt khách.

Cho nên, việc liên kết để du khách đến tham quan du lịch là một hướng đi hoàn toàn phù hợp. Không chỉ vậy, một khi khách tham quan được trải nghiệm, được trực tiếp thấy quy trình sản xuất sẽ an tâm hơn trong sử dụng, tiếng lành sẽ đồn xa.

Anh Huỳnh Minh Thức, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Đồng Tháp đánh giá, dự án mật ong hương tràm không chỉ khai thác được tiềm năng tài nguyên bản địa tạo nguồn thu nhập lớn cho gia đình, đồng thời còn tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Từ đó, góp phần hạn chế tình trạng phá rừng, đánh bắt trái phép trong rừng Tràm Chim. Đây cũng là mô hình mang tính khả thi về kinh tế, kết nối và quảng bá du lịch địa phương.

Với những lợi thế rất riêng và cách khai thác đúng đắn, Dự án mật ong hương tràm của anh Trần Thành Long đã đạt giải 3 Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2017, giải khuyến khích cuộc thi dự án khởi nghiệp nông nghiệp của BSA năm 2017.

Đồng thời, cá nhân anh Long đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong khởi nghiệp năm 2017, bằng khen về thanh tích xuất sắc trong học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2018 và là một trong những người đạt danh hiệu gương điển hình tiên tiến học và làm theo gương bác toàn quốc giai đoạn 2016 - 2020./.

Nguồn: bnews.vn/thu-tien-ty-tu-vi-ngot-mat-ong-tram-giua-bung-bien-dong-thap-muoi/102757.html

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!

Khám phá món đặc sản trứ danh "chuột lang nướng" của người Peru.

Ở châu Âu, chuột lang được coi là thú cưng nhưng tại Peru, chúng được người dân nuôi, rồi để nguyên con ướp với tỏi và muối, chiên giòn hoặc xiên nướng thành món đặc sản trứ danh.

Cuy hay còn gọi là chuột lang xuất hiện trong bữa ăn của người dân Peru cách đây từ hàng ngàn năm và trở thành một đặc sản không thể thiếu trong các dịp lễ hội.

Thịt chuột lang nướng có hàm lượng protein cao và ít cholesterol hơn thịt gà, lợn hay bò. Tại Cusco có cả chương trình nuôi chuột lang làm thực phẩm cho các bệnh nhân ung thư, vì thịt của chúng tốt cho sức khỏe hơn các loại thịt khác.

Hai món nổi tiếng nhất làm từ chuột lang ở Peru là cuy chactado, cuy al palo. Cuy chactado là đặc sản vùng Arequipa với thịt ép chặt bằng đá rồi chiên giòn, còn cuy al palo là chuột lang quay trên bếp than.

Người dân Peru không ăn cuy trong ngày thường mà dành món ăn này cho các dịp quan trọng như lễ hội, sinh nhật, năm mới, tiệc đãi khách quý...

Nuôi chuột lang chỉ cần một không gian nhỏ và rau làm thức ăn. Tuy vậy, những con chuột nuôi làm thực phẩm chỉ được cho ăn cỏ linh lăng (cây họ đậu) để đảm bảo độ dai của thịt.

Chúng được nuôi và chăm sóc rất cẩn thận để cho hương vị thơm ngon nhất.

Thịt chuột lang khi chế biến thành món ăn sẽ được giữ nguyên con.

Thịt chuột lang sau khi làm sạch sẽ được tẩm ướp gia vị kỹ, để khi nướng thì lớp da mới vàng rụm, hấp dẫn được.

Khi chín sẽ được ăn cùng khoai tây vàng, ngô và đặc biệt là thực khách ăn bằng tay, không cần thìa dĩa.

Hương vị của món này gần giống thịt gà nhưng lại thơm và đậm vị hơn rất nhiều, nhai không hề có cảm giác ngán mà lại rất ngậy và ngọt thịt.

Người Peru tiêu thụ khoảng 65 triệu con chuột lang mỗi năm.

Ngày càng nhiều du khách quốc tế tò mò hoặc ham khám phá ẩm thực địa phương nên nhiều nhà hàng ở Peru đã cho cuy vào thực đơn.

Nguồn: khoeplus24h.vn/an-ngon/mon-chuot-lang-nuong-lung-danh-cua-peru-khong-phai-ai-cung-dam-an-805970.html?p=1

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

Điều gì xãy ra với bạn khi nhìn thấy các loài động vật này dưới chân mình.

Những loài vật này khiến cho những ai nhìn thấy chúng lần đầu cũng hoảng hốt vì chúng có ngoại hình rất ghê sợ.

Cá Pacu, Chuột chũi mũi sao, Cá cóc Axopotl, Chó chăn cừu Hungary, Thằn lằn quỷ gai… là những loài động vật được đánh giá là kỳ lạ nhất hành tinh.

Chuột chũi mũi sao (Condylura cristata) sống ở những vùng ẩm ướt ở miền đông Canada và đông bắc nước Mỹ.

Chiếc mũi giống hình một bông hoa khiến chúng trở nên vô cùng độc đáo và kì lạ. Loài động vật này nuốt thức ăn qua mũi.

Hươu đùi vằn có hình dáng giống con lừa, với đùi và chân sau có sọc, cổ dài.

Đây là loài động vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.

Một con bọ nhiều chân khổng lồ được phát hiện ở độ sâu 800 m trong vùng biển phía đông nước Mỹ. Nó có chiều dài 35 cm và khối lượng 1,3 kg.

Angora rabbit: Thuộc loài thỏ với bộ lông xù trắng muốt như tuyết che lấp cả mặt. Người ta thường nuôi làm cảnh và có thể lấy lông nó để làm len, rất mềm mại và ấm.

Con cá cóc (Axopotl) Đặc điểm của loài cá này là nó có thể trưởng thành giữa chừng (tức mới đạt nửa thời gian để trưởng thành và có khả năng sinh sản mà không biến thái tiếp nữa).

Ngoài ra một bộ phận nào trên cơ thể bị mất đều có thể tái sinh.

Chó chăn cừu Hungary (Hungarian sheeping dog) Nó xù như một cuộn len khổng lồ di động, trông khá sợ.

Nhưng nó lại là con vật thông minh, điềm đạm và vẻ ngoài đáng sợ ấy chỉ để giúp nó quản lý đàn cừu mà thôi.

Thằn lằn quỷ gai (Moloch Horridus) là loài động vật bò sát ở Australia, có tên gọi khác là thằn lằn gai, rồng gai hay thằn lằn Moloch.

Chúng có thân gai góc và một cái “đầu giả” để đánh lạc hướng động vật săn mồi. Nhờ thân có màu giống cát mà chúng có thể ngụy trang trên sa mạc dễ dàng.

Khỉ Aye-aye là loài động vật có nguồn gốc tại quần đảo Madagascar. Vẻ ngoài cực kỳ xấu xí khiến loài khỉ này bị coi là điềm dữ và trở thành mục tiêu của những cuộc tàn sát.

Hiện tại, khỉ Aye-aye chỉ còn sống ở vùng rừng phía đông Madagascar.

Glaucus Atlanticus, một loài sên biển có kích thước nhỏ với chiều dài khoảng 3 cm, còn mang biệt danh là “thiên thần xanh”, “rồng xanh” hay “sên biển xanh”.

Chúng có màu xám bạc trên lưng, màu xanh ở dưới bụng và sọc xanh ở trên đầu.

Loài Turritopsis dohrnii còn gọi là sứa bất tử.

Về mặt lý thuyết, sự tăng trưởng và hồi quy của chúng có thể kéo dài mãi mãi, khiến cho loài sinh vật này trở nên bất tử.

Cá Pacu là một loài cá nước ngọt ở Nam Mỹ. Chúng có bộ răng dạng khối, thẳng và cấu trúc tương tự như răng của con người.

Cá Pacu có sở thích quái dị là ăn tinh hoàn người do nhầm lẫn với một loại hạt mà chúng thích.

Nguồn: anninhthudo.vn/doi-song/anh-ky-thu-nhung-loai-dong-vat-la-nhat-hanh-tinh/791040.antd#p-20

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!