Dịch sốt xuất huyết tăng cao ở Đà Nẵng trong tháng 11

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đang là cơn ác mộng của người dân Đà Nẵng nói riêng, người dân toàn quốc nói chung, đặc biệt là trong tháng 11.

Dịch sốt xuất huyết (SXH) bùng phát đột biến, Đà Nẵng ghi nhận chỉ riêng tháng 11 đã có hơn 1.000 ca mắc SXH.

Thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TP. Đà Nẵng, dù các thống kê cho thấy dịch sốt xuất huyết tính đến thời điểm này giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng riêng tháng 11, số ca SXH tại Đà Nẵng tăng đột biến.

Cụ thể, đến thời điểm này, Đà Nẵng đã ghi nhận 3.867 ca SXH, giảm so với cùng kì năm ngoái là 6.383 ca. Tuy nhiên, riêng trong tháng 11, Đà Nẵng ghi nhận trên dưới 1.000 ca, chưa tính các bệnh từ các tỉnh thành khác chuyển về. 

Lý giải nguyên nhân của việc bùng phát dịch SXH, ông Nguyễn Tam Lãm - Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Trung tâm Y tế Dự phòng TP. Đà Nẵng cho biết, hiện nay đang là mùa mưa, thời điểm thuận lợi cho việc sinh sôi của muỗi. Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là người dân mặc dù có kiến thức về phòng chống bệnh dịch nhưng chưa thực sự bắt tay vào làm.

“Theo khảo sát của chúng tôi, đa phần người dân đều hiểu rõ về việc phòng chống dịch SXH nhưng từ kiến thức đó, họ lại chưa thực sự tham gia tích cực.

Đơn cử như nhiều khu vực được cảnh báo có nguy cơ bùng phát dịch, người dân có biết nhưng khi kiểm tra thì xung quanh nhà họ đều có loăng quăng, bọ gậy. Thời điểm này chỉ cần một trận mưa, nước đọng lại mà không kiểm soát được là vài ngày sau muỗi có thể sinh sôi rất nhanh” – ông Lãm cho hay.

Riêng về vấn đề phun hoá chất diệt muỗi, ông Lãm thông tin, hiện nay có khu vực chỉ đạt 50% đến 70% việc phun hoá chất. Người dân còn chưa tích cực hợp tác trong việc phun hoá chất. 

“Hoá chất của chúng tôi đang sử dụng đã được kiểm nghiệm là an toàn với người, vậy nên, người dân hãy yên tâm và phối hợp trong công tác này. Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố phụ. Điều cần nhất là mỗi người dân phải thực sự tham gia vào việc chống dịch SXH mà trước hết là cho gia đình mình” – ông Lãm chia sẻ.

Hiện, Sở Y tế Đà Nẵng đã yêu cầu các bệnh viện tích cực tập trung điều trị, tăng thêm giường bệnh, Trung tâm y tế các quận huyện tăng cường công tác phòng chống dịch.

Nguồn: laodong.vn/y-te/thang-11-da-nang-co-hon-1000-ca-sot-xuat-huyet-643384.ldo

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Muỗi - Dịch Vụ Diệt Muỗi - Công Ty Diệt Côn Trùng Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

Ghi nhận 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết ở tỉnh Bình Định và Khánh Hòa.

Loài muỗi là côn trùng nguy hiểm nhất thế giới hiện nay. Chúng gây ra nhiều bệnh tật chết chóc cho con người, một số bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra thường gặp như: Sốt xuất huyết, sốt rét, virus zika,...

Bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang ở đỉnh điểm tại các tỉnh miền Trung , với gần 17.200 ca, đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong. Riêng trên địa bàn Đà Nẵng 2 tuần vừa qua, số ca mắc SXH tăng mạnh.

Cần phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả từ mỗi gia đình

Ở miền Trung, bệnh SXH năm nào cũng xảy ra nhưng nhiều nơi, người dân chưa thật sự quan tâm đến nâng cao ý thức, chung tay phòng chống SXH. Có những trường hợp bệnh trở nặng gia đình mới đưa đến bệnh viện điều trị dẫn đến bị sốc do giảm tiểu cầu; có trường hợp bị suy đa tạng. Hiện, đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do SXH ở tỉnh Bình Định và Khánh Hòa.

Nếu như những năm trước đây, dịch SXH thường xuất hiện ở vùng đồng bằng, khu vực đông dân cư, thì năm nay tại một số địa bàn thưa dân cư cũng đã ghi nhận nhiều ca bệnh. Từ đầu năm đến nay, số ca mắc SXH tại Đà Nẵng giảm gần 50% so với cùng kỳ, nhưng vẫn ở mức cao với hơn 3.360 ca mắc. Thời tiết năm nay diễn biến bất thường nên nguy cơ SXH tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp. Điều cần quan tâm hơn cả là ý thức phòng chống SXH của người dân chưa được nâng cao, thậm chí một bộ phận người dân còn bất hợp tác với chính quyền và ngành chức năng trong phòng chống dịch bệnh khiến cho nguy cơ dịch bệnh tăng cao, khó khống chế. Công tác truyền thông phòng chống SXH như diệt nguồn bọ gậy là nguyên nhân gây muỗi truyền SXH, phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành gây SXH, đi ngủ nằm mùng, vệ sinh môi trường… đã được ngành y tế thường xuyên vận động, tuyên truyền bằng nhiều phương pháp, hình thức sinh động, nhưng thật sự chưa được người dân thực hiện nghiêm túc. Việc phòng chống SXH chỉ thật sự khi cả cộng đồng chung tay cùng ngành y tế, khi mỗi hộ gia đình, mỗi người dân thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống SXH. Thực tế, trong thời gian qua, còn một số người dân không hợp tác trong công tác phun thuốc diệt muỗi, xử lý các ổ dịch gây SXH trong cộng đồng, vì lo ngại thuốc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, có người cho phun thuốc nhưng lại không chỉ cho phun bên ngoài nhà... Do đó, công tác phòng chống SXH kém hiệu quả và việc xử lý các ổ dịch không triệt để, là nguyên nhân khiến các ổ dịch không được giải quyết dứt điểm, dịch bệnh tái phát nhiều lần.

Thạc sĩ, bác sỹ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng, cho biết, trên địa bàn hiện có 60 ổ dịch SXH. Ngay khi phát hiện ổ dịch, lực lượng chức năng đã khẩn trương tiến hành phun hóa chất xử lý môi trường. Tuy nhiên, một bộ phận người dân còn e ngại phun hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe nên tỷ lệ phun ở một số nơi còn đạt thấp, chỉ khoảng 70%, thậm chí có nơi 50%, dẫn đến hiệu quả không cao. Công tác phòng chống dịch bệnh nếu chỉ trông chờ vào ngành y tế thì rất khó đạt kết quả như mong muốn, cần phải có sự chung tay của cả cộng đồng, nhất là ý thức phòng chống SXH từ mỗi hộ gia đình, mỗi người dân.

Dịch SXH đang vào mùa cao điểm

Thời điểm hiện nay, Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung đang vào mùa mưa, thời tiết biến đổi thất thường, là mùa cao điểm SXH. Hai tuần gần đây, số ca SXH có chiều hướng tăng mạnh, với hơn 400 trường hợp đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn Đà Nẵng. Địa bàn khu vực miền Trung cũng ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc SXH. Đà Nẵng triển khai đồng loạt nhiều giải pháp hiệu quả phòng chống SXH, đặc biệt là công tác giám sát tình hình dịch bệnh, nhằm kiểm soát chặt chẽ và xử lý hiệu quả các ca SXH, tất cả các ổ dịch SXH. Qua kiểm tra ngay tại các ổ dịch nhỏ SXH, đã tiến hành phun thuốc diệt muỗi và vận động người dân diệt bọ gậy, vì nếu còn bọ gậy thì vẫn sinh ra muỗi truyền bệnh SXH. Tuy nhiên qua kiểm tra, giám sát thấy mật độ bọ gậy tại các khu dân cư vẫn còn rất cao, nên vấn đề xử lý các ổ dịch nhỏ tại các địa phương chưa mang lại hiệu quả thực sự. Đó là lý do tại sao nhiều khu vực đã tiến hành xử lý hóa chất nhiều lần nhưng vẫn xuất hiện bệnh nhân tại khu vực đó.

Để phòng chống SXH hiệu quả hơn trong thời gian tới, ngành y tế TP Đà Nẵng đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả: tăng cường công tác truyền thông nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong phòng chống SXH tại các gia đình; đẩy mạnh công tác giám sát các ca mắc SXH trong cộng đồng, tại các cơ sở y tế; nâng cao hiệu quả công tác xử lý các ổ dịch SXH nhỏ trong khu dân cư…

Nguồn: cadn.com.vn/news/119_198668_chung-tay-phong-chong-sot-xuat-huyet.aspx

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Muỗi - Dịch Vụ Diệt Muỗi - Công Ty Diệt Côn Trùng Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

Các nhà khoa học tìm ra cách khôi phục số lượng các loài côn trùng thụ phấn.

Nhiều loài côn trùng có ích cho hệ sinh thái cũng như con người đang có nguy cơ tuyệt chủng, nguyên nhân chính khiến các loài côn trùng này tuyệt chủng là do con người gây ra.

Theo The Guardian, để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài côn trùng thụ phấn, một số quốc gia áp đặt lệnh cấm thuốc trừ sâu, nhưng cách tiếp cận này là không có lợi cho nông dân.

Nhà nghiên cứu Đức Stephanie Christmann, một chuyên gia ở Trung tâm quốc tế chuyên nghiên cứu về nông nghiệp ở vùng đất khô cằn, đã đưa ra một giải pháp khác thay thế: loại bỏ chế độ độc canh, gieo trồng các loại cây đa dạng để thu hút côn trùng.

Khoảng 80% cây trồng phụ thuộc vào sự thụ phấn của côn trùng, nhưng số lượng của chúng đang giảm do sử dụng thuốc trừ sâu, tình trạng phá hủy môi trường sống và biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, ở Đức, sự suy giảm các loài côn trùng thụ phấn trong những thập niên qua là 75% và ở Puerto Rico - 97%.

Một số quốc gia, ví dụ, các thành viên EU, đã bỏ phiếu cấm các loại thuốc trừ sâu nguy hiểm nhất như neonicotinoids và thực hiện các chương trình trồng các loài hoa dại. Tuy nhiên, cách tiếp cận này là tốn kém và không mang lại lợi ích cho nông dân.

Sau 5 năm nghiên cứu thực địa ở Uzbekistan và Morocco, Stephanie Christmann kết luận rằng, có thể cứu giúp côn trùng bằng cách gieo trồng trên ¼ diện tích canh tác bằng các loại cây hoa như hướng dương, gia vị và hạt có dầu, cây hoa dùng làm thức ăn gia súc và cây thuốc.

Ngoài ra, cần tạo cho các loài côn trùng thụ phấn cơ hội để làm tổ, để riêng một số khu vực đất tơi xốp hoặc đặt các mẩu gỗ. Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng việc trồng hỗn hợp các loài cây mang lại nhiều lợi ích hơn cho cả con người lẫn thiên nhiên.

Cách tiếp cận mới đã làm tăng thu nhập của nông dân và tăng số lượng và sự đa dạng của các loài côn trùng thụ phấn. Ngoài ra, nhờ vậy, năng suất đã tăng lên và số lượng sâu bệnh đã giảm

Ví dụ, ở những vùng đất khô cằn, Stephanie Christmann đã tăng 561%, năng suất bí ngô, cà tím - 364%, đậu - 177% và dưa bở - 56%. Ở những vùng có đủ độ ẩm, năng suất cà chua đã tăng gấp đôi và ở miền núi, năng suất bí xanh đã tăng gấp ba lần.

Theo nhà nghiên cứu Stephanie Christmann, cách canh tác mới phù hợp ngay cả đối với nông dân ở các nước nghèo nhất. Không cần công nghệ đặc biệt và thiết bị bổ sung, chỉ cần đầu tư một ít tiền trong việc mua hạt giống.

Sắp tới, Christmann sẽ trình bày những phát hiện của mình tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học. Theo bà, cuộc khủng hoảng hiện nay đòi hỏi các biện pháp khẩn cấp, chẳng hạn như việc thông qua một công ước quốc tế để bảo vệ các loài thụ phấn.

Sự tuyệt chủng của ong không phải là lý do duy nhất khiến nông nghiệp trên toàn thế giới cần những cách tiếp cận mới. Thực tế là sâu bệnh và cỏ dại nhanh chóng thích nghi với thuốc trừ sâu hiện có, cũng giống như vi khuẩn trở nên kháng thuốc kháng sinh. Nếu không có hành động khẩn cấp, nhân loại bị đe dọa bởi tình trạng thiếu lương thực.

Nguồn: motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/thien-nhien-moi-truong-c-105/tim-ra-cach-khoi-phuc-con-trung-va-dan-ong-thu-phan-hoa-101904.html

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!

Cảnh con nhện tarantula run rẩy thoát ra khỏi bộ xác cũ kĩ để tiếp tục sinh trưởng.

Một số loài động vật có thể thay bộ áo mới trên cơ thể mình để tiếp tục sinh tồn một cách rất phi thường. Dưới đây là cảnh một con nhện tarantula lột xác thay da rất độc đáo.

Đoạn clip ngắn ghi lại cảnh con nhện lông lá run rẩy thoát ra khỏi bộ xác cũ kĩ để tiếp tục sinh trưởng.

Loài nhện từ trước đến giờ vẫn luôn là một nỗi ám ảnh với nhiều người. Nghĩ đến hình ảnh những con vật bé nhỏ bò lồm cồm trên 4 cặp chân dài cong queo lại mang trong mình nọc độc nguy hiểm khiến nhiều người không khỏi rùng mình. Tuy nhiên, trái lại với vẻ ngoài gớm ghiếc của mình, nhện là một loài động vật khá hiền lành và không hay tấn công con người. Thức ăn chủ yếu của chúng là những con côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi, kiến,... Nhện nhà góp phần bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi sự xâm lấn của những loài côn trùng có hại.

Chính vì điều này nên rất nhiều người nuôi nhện như thú cưng, thương yêu và vuốt ve những chú côn trùng nhỏ không khác gì những chú chó, chú mèo.

Những người yêu thì vẫn yêu, những người sợ thì khó có thể thay đổi suy nghĩ đối với loài côn trùng này. Thực tế một thuật ngữ vô cùng phổ biến trên thế giới có tên gọi Arachnophobia dùng để chỉ những người mắc chứng sợ nhện. Đối với những người mắc phải hội chứng này, kể cả những con nhện nhà nhỏ bé cũng khiến họ cảm thấy khó chịu và lo lắng. Tuy nhiên khi nói về độ đáng sợ, những con nhện nhà khó lòng so bì với những loài nhện ngoài thiên nhiên, đặc biệt là sát thủ khổng lồ: Nhện lông tarantula.

Tarantula là một họ nhện gồm 900 loài với đủ kích cỡ, từ nhỏ như móng tay đến to như một cái đĩa khi trưởng thành. Độ dài cơ thể nhện Tarantula là từ 2,5 - 10cm. Do thuộc ngành chân đốt nên tương tự như các loài côn trùng cùng nhóm, qua thời gian nhện cũng phải lột xác, thay vỏ để có thể tiếp tục sinh trưởng.

Đoạn video sau ghi lại quá trình thay da của một con nhện lông khớp đỏ Mexico ở vườn thú Cincinati ở Ohio (Mỹ). Ta có thể thấy con nhện không ngừng rung lắc, dần dần phá vỡ lớp vỏ cũ kĩ, thoát ra ngoài với bộ da tươi mới.

Lớp vỏ này thực chất là bộ xương ngoài, có nhiệm vụ nâng đỡ và bảo vệ cơ thể các loài côn trùng. Tuy nhiên khác với da và xương của các loại động vật khác, bộ xương ngoài này không hề thay đổi kích thước theo thời gian. Do vậy khi đến một độ tuổi nhất định những con vật sẽ không còn vừa với lớp vỏ chật chội này nữa, chúng sẽ tự phát triển một lớp vỏ mới bên trong và tìm thời điểm thích hợp để lột bỏ lớp vỏ cũ, tiếp tục lớn lên. Quá trình này diễn ra rất nhiều lần trong vòng đời của các loài chân đốt. Tuy cùng nhóm nhưng mỗi loài côn trùng lại thoát xác bằng những cách không hề giống nhau trong khoảng thời gian khác nhau.

Riêng đối với loài nhện lông tarantula, quá trình này diễn ra trong vòng vài tiếng đồng hồ. Những con nhện rung lắc mạnh cơ thể để tách riêng 2 phần vỏ cũ và mới, sau đó chúng sẽ phá vỡ phần da mong manh ở lưng rồi dần dần thoát ra ngoài thông qua lỗ hổng này.

Toàn bộ quá trình lột xác của chú nhện trong đoạn video trên đã diễn ra trong vòng 7 tiếng đồng hồ. Để tiện cho người xem có thể dễ dàng theo dõi thì người đăng tải đã điều chỉnh tốc độ của đoạn video.

Dù quá trình lột xác là một cảnh tượng rất kỳ thú trong thế giới tự nhiên nhưng hình ảnh chú nhện lông lá không ngừng rung lắc rồi thoát ra khỏi một lớp vỏ vô hồn không khỏi khiến người xem rùng mình.

Nguồn: nguoiduatin.vn/video-ron-nguoi-canh-nhen-tarantula-lot-xac-thay-da-a412458.html

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!

Người dân Quảng Bình ra quân diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Chuột là thủ phạm phá hại nhiều đồng ruộng, hoa màu. Không chỉ thế chuột còn là vật trung gian lây truyền một số bệnh truyền nhiễm cho người, trong đó có những bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, thịt chuột nếu biết cách chế biến sẽ là món ăn ngon tuyệt và bổ dưỡng.

Đến cuối tháng 11 nhưng vẫn chưa có lũ nên đồng ruộng Quảng Bình khô trơ gốc rạ, kiến, chuột phát triển rất nhanh và nhiều. Sắp bước vào vụ đông xuân 2018-2019, các địa phương tại Quảng Bình phát động nông dân đồng loạt ra quân diệt chuột bằng các phương pháp thủ công.

Theo các bậc cao niên, năm nay, Quảng Bình không có mưa lũ lớn thì không thau chua rửa mặn, diệt trừ sâu bệnh và chuột gây hại mùa màng. Trái lại, hiện chuột xuất hiện khắp nơi và sinh sản nhanh. Đồng ruộng đang vào giai đoạn “nghỉ” để đón lũ mà không có lũ nên chuột vào tận các khu dân cư phá hoại đời sống người dân.

Cùng với việc chỉ đạo nông dân làm đất để chuẩn bị gieo trồng vụ mới, các huyện, thị xã trong tỉnh Quảng Bình phát động toàn dân ra quân diệt chuột. Các đoàn thể cũng huy động hội viên trống dong, cờ mở ra đồng diệt trừ loài gặm nhấm nguy hiểm này.

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuyên Hóa Nguyễn Tri Phương cho biết, chỉ trong hai ngày ra quân cuối tháng 11, toàn bộ 20 xã, thị trấn trong huyện đã huy động hơn 10 nghìn người tham gia, diệt được gần 13 nghìn con chuột. Việc diệt chuột được người dân thực hiện bằng các biện pháp thủ công như: đào, bắt, hun khói, đổ nước vào hang, sử dụng các loại bẫy, thuốc diệt chuột sinh học…

Với kết quả trên, số lượng chuột ngoài đồng và ở khu dân cư giảm đáng kể, góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại trong sản xất do chuột gây ra.

Mặt khác, huyện Tuyên Hóa còn chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch diệt chuột của đơn vị mình, huy động tối đa mọi nguồn lực sẵn có ở địa phương tạo ra phong trào “Toàn dân tham gia diệt chuột”.

Các huyện khác ở Quảng Bình cũng trích một phần ngân sách hỗ trợ người dân mua bẫy, bả diệt chuột sinh học và thu mua chuột từ các hộ dân với mức 2.000 đến 3.000 đồng/con để khuyến khích người dân hăng hái tham gia việc làm có ý nghĩa này.

Chỉ sau vài trận mưa nhỏ do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh, sáng nay, thời tiết Bình có nắng, người dân lại đổ ra đồng để săn bắt chuột.

Nguồn: nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/38391602-ra-quan-diet-chuot-bao-ve-san-xuat-nong-nghiep.html

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

Xử trí kiến ba khoang sai cách sẽ khiến da bị viêm và nguy cơ gây loét da.

Kiến ba khoang đáng sợ như thế nào? Chúng ta cần làm gì khi thấy kiến ba khoang xuất hiện trong nhà? Cách xử trí nào là đúng nhất?

Khi xử lý kiến ba khoang người dân cần thận trọng khi gặp loại côn trùng này, nếu sai lầm khi xử trí sẽ khiến da bị viêm và nguy cơ gây loét da.

Kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều từ tháng 9 đến hết tháng 11, đặc biệt là tại các địa phương có tình trạng thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều. Mặc dù đã bắt đầu vào cuối mùa côn trùng phát triển, nhưng người dân vẫn cần phải hết sức cẩn thận khi tiếp xúc với loại kiến này. Được biết, trong tháng 11 này, số lượng người nhập viện điều trị bệnh liên quan đến kiến ba khoang tại Bệnh viện Da liễu TƯ đã tăng 20 - 30% so với tháng trước. Chủ yếu là bệnh viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang tại những vùng hở như cổ, mặt, tay, chân...

Bác sĩ bác sĩ Phạm Hồng Lãnh - Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, kiến ba khoang có thể gây viêm da ở nhiều mức độ, tùy thuộc vào chất độc xâm nhập qua da. Biểu hiện ban đầu của người bệnh là hơi ngứa rát, căng da, đỏ một vùng. Sau 6 - 12 tiếng, vết đỏ sẽ cộm lên thành vệt, nổi mụn nước với kích thước không đều, từ 1 - 5mm. Sau 1 - 3 ngày, vết cộm sẽ trở nên phồng như bỏng nước hay mủ, người bệnh sẽ cảm giác đau, rát và rất khó chịu, thậm chí là ngứa. Nếu tình trạng nhiễm độc nặng sẽ kèm theo sốt, nổi hạch, đau vùng cổ, nách...

Điều đáng nói là, nhiều người dân vẫn không biết cách xử trí đúng khi gặp kiến ba khoang. Sai lầm điển hình là sử dụng tay không để đập kiến, sau đó đưa tay dính chất độc chà xát lên khuôn mặt, nếu nhiễm vào mắt sẽ gây bỏng mắt. Ngoài ra, nếu bị nhiễm độc viêm da mà không được chữa trị kịp thời, không giữ gìn vệ sinh, tự ý sử dụng bài thuốc dân gian sẽ khiến vết thương bị loét.

Để sơ cứu đúng cách tổn thương trên da khi bị kiến ba khoang đốt, giúp làm dịu đi những tổn thương trên da khi nhiễm độc do loại côn trùng này, người dân nên chuẩn bị sẵn 3 loại thuốc gồm cồn 70 độ, mỡ corticoid và kem Phenaegan. Khi bị nhiễm độc kiến ba khoang, dùng cồn 70 độ rửa sạch vùng da bị tổn thương, sau đó sử dụng mỡ corticoid bôi lên vết thương 4 - 6 lần/ngày, sử dụng kem Phenaegen 8 - 10 lần/ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là cách sơ cứu khi vùng nhiễm độc trên da nhẹ, các chuyên gia vẫn khuyên người bệnh sau khi vệ sinh vết thương nên đến bệnh viên chuyên khoa Da liễu để thăm khám, không nên tự ý điều trị tại nhà tránh biến chứng,

Để phòng ngừa kiến ba khoang, người dân nến sử dụng đồ bảo hộ như đeo găng tay để bắt kiến, nơi kiến chết có dịch tiết cần lau sạch. Loại kiến này ưa ánh sáng đèn ban đêm nên thường bay vào nhà theo ánh sáng, thường đậu vào quần áo, khăn mặt, chăn màn. Do đó người dân nên kiểm tra kỹ lại vật dụng, giũ sạch trước khi sử dụng. Nếu có thể thì bật đèn ban công, hành lang để thu hút kiến ba khoang ra ngoài nhà và tiêu diệt.

Nguồn: doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-luu-y-khi-gap-kien-ba-khoang-de-tranh-nguy-hiem/2018112709319124

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!

Ăn côn trùng có thật sự tốt cho sức khỏe chúng ta hay không?

Để có được một sức khỏe tốt, liệu bạn có dám từ bỏ những miếng thịt ngon lành để chuyển qua ăn côn trùng không?

Valerie Stull, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Wisconsin-Madison Nelson, hiện đang nghiên cứu tại viện môi trường, đồng thời là người đồng sáng lập của dự án MIGHTi dành cho những người ăn côn trùng. Valerie Stull đang muốn quảng bá cho một nguồn nguyên thực phẩm sạch, giàu protein, thân thiện với môi trường, có thể thay thế cho một số món ăn truyền thống của người châu Mỹ.

Trong nghiên cứu mới nhất của Valerie Stull được công bố trên tạp chí Scientific Report, cô và nhóm của mình đã tiến hành trên 20 người, bao gồm cả đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18-48 trong 6 tuần để đánh giá tác động của bột dế đối với hệ vi sinh đường ruột.

10 người tham gia được yêu cầu ăn một bữa sáng chứa 25gr bột dế, được chế biến thành bánh nướng xốp, 10 người còn lại được ăn theo thực đơn đã định sẵn trong 2 tuần.

2 tuần tiếp theo, mỗi người tham gia ăn theo chế độ ăn bình thường. 2 tuần cuối cùng, 2 nhóm người được chia trước đó hoán đổi bữa ăn cho nhau.

Sau thời gian thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã tiến hành lấy máu và mẫu phân, cùng một số câu hỏi về tiêu hóa trước và trong giai đoạn của việc nghiên cứu.

Những người ăn bột dế dường như đã làm tăng lượng men tiêu hóa ảnh hưởng đến đường ruột, giảm lượng TNF-alpha, một protein gây viêm trong máu liên quan đến chứng trầm cảm và ung thư.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã thấy sự gia tăng số lượng vi khuẩn đường ruột có lợi như Bifidobacterium animalis. Những người đã tham gia hầu như không có sự thay đổi nào đáng kể về đường tiêu hóa cũng như tác dụng phụ.

Dế cũng giống như những loài côn trùng khác, chúng chứa chất xơ chitin, khác với chất xơ có trong trái cây và rau củ. Chất xơ này là một nguồn thực phẩm vi sinh vật, có tác dụng thúc đẩy những vi khuẩn có lợi.

Mặc dù thí nghiệm này chỉ là thí điểm nhỏ, và cần phải có những nghiên cứu lớn hơn để nhân rộng và phát triển hơn các sản phẩm từ bột dế để góp phần cải thiện sức khỏe đường ruột của con người.

Tuy nhiên, Stull nói thêm: “Nghiên cứu rất nhỏ này cho thấy đây là điều đáng xem xét trong tương lai, côn trùng sẽ được xem như một nguồn thực phẩm bền vững, tự nhiên, tốt cho sức khỏe”.

Trên toàn cầu, hơn 2 tỷ người thường xuyên tiêu thụ côn trùng, chúng là nguồn cung cấp protein, vitamin, khoáng chất và chất béo lành mạnh, cũng như nguồn thực phẩm bền vững và thân thiện với môi trường hơn heo, gà, bò…

Một nhóm nhà sản xuất bánh mì người Phần Lan đã thông báo, năm ngoái họ sẽ là người đầu tiên trên thế giới sản xuất bánh mì làm từ côn trùng. Trong khi Atelier à Pates, một nhà sản xuất mì ống thủ công ở Pháp hiện cũng đang sử dụng bột côn trùng. Côn trùng cũng đã tìm thấy trong thực đơn của các nhà hàng Thái Lan cao cấp, giúp thay đổi hình ảnh côn trùng là"thực phẩm cho người nghèo".

Nguồn: danviet.vn/gia-dinh/loai-con-trung-la-sieu-thuc-pham-giau-dinh-duong-913414.html

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!