Bệnh dịch sốt xuất huyết đang đe dọa người dân Việt Nam, đặc biệt là những người sống ở những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng.

Muỗi luôn là nỗi ám ảnh đối với người Việt Nam ở mọi miền tổ quốc, ở miền Bắc mùa hoa xoan được hiểu như mùa của muỗi. Muỗi là nguyên nhân lây truyền nhiều dịch bệnh rất nguy hiểm, việc phòng và chống muỗi hàng năm của nước ta càng trở nên bức thiết và tiêu tốn rất nhiều tiền của công sức.


Sốt xuất huyết được liệt vào một trong bốn loại bệnh gây dịch đáng lo ngại nhất năm 2013 tại Việt Nam.

Đầu năm 2013, cả nước ghi nhận 10.847 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 40 tỉnh/thành phố, trong đó có 10 ca tử vong. Sốt xuất huyết cũng là một trong những dịch bệnh toàn cầu, được cho là hậu quả của biến đổi khí hậu.

4 tháng, gần 11.000 người sốt xuất huyết

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong tuần qua cả nước ghi nhận 634 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 1 ca tử vong tại TP.HCM. Đó là một trường hợp bé gái 12 tuổi tử vong do sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa phủ tạng.

Gần đây nhất là trường hợp bé N.L.B.T. (4 tuổi, ngụ tại phường 2, quận Bình Thạnh, TP.HCM) được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2 trong tình trạng sốt cao, suy hô hấp… Sau kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị sốc sốt xuất huyết, các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích cực cho bệnh bệnh nhi. Tuy nhiên, do diễn tiến trở nặng, 3 ngày sau khi nhập viện bé không thể qua khỏi.

Một trường hợp tương tự cũng xảy ra tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, bệnh nhi là bé L.G.P. (7 tuổi, ngụ tại phường 5, quận 11). Cháu nhập viện trong tình trạng khó thở, mạch nhẹ, tiêu phân đen,... Được biết, trước đó bé sốt cao 4 ngày kèm theo đau bụng, ói ra máu lợn cợn, tay chân lạnh. Mọi nỗ lực cứu chữa của bác sĩ đều vô vọng vì bệnh nhi đã rơi vào tình trạng xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu.
So với cùng kỳ năm 2012, số mắc tăng 5,2%, tử vong tăng 3 trường hợp. Các ca sốt xuất huyết vẫn tập trung chủ yếu ở 20 tỉnh miền nam (hơn 9.500 ca) và 11 tỉnh miền Trung (3.880 ca).

Tại hội nghị triển khai công tác y tế dự phòng vừa được Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội vừa qua, sốt xuất huyết được liệt vào một trong bốn loại bệnh gây dịch đáng lo ngại nhất năm 2013.
Trước tình hình đó, địa phương trên cả nước đã đề ra kế hoạch, biện pháp cụ thể tăng cường biện pháp phòng dịch. Các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, phổ biến kiến thức và tổ chức tập huấn cho các cán bộ y tế cơ sở về căn bệnh nguy hiểm này ...

Hơn 1/2 dân số thế giới bị đe dọa vì sốt xuất huyết
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 390 triệu người bị nhiễm sốt xuất huyết - đây là căn bệnh nhiệt đới lây lan nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có chủng ngừa hoặc loại thuốc cụ thể nào điều trị sốt xuất huyết được phê duyệt chính thức.

Sốt xuất huyết chủ yếu lây lan qua các loại muỗi gây bệnh Aedes aegypti và ngày càng tăng nhanh cùng với quá trình đô thị hóa toàn cầu, đặc biệt căn bệnh này phát triển ở các vùng nhiệt đới và dễ lây lân thông qua môi trường có chứa vũng nước bé.

Mặt khác, biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân khiến giống muỗi lây lan virus sốt xuất huyết tăng nhanh. Kết quả là, hơn một nửa dân số thế giới hiện đang tiếp xúc gần với căn bệnh nguy hiểm này, chủ yếu là những nước đang phát triển, miền Nam châu Âu và miền nam châu Mỹ.

Tổ chức y tế thế giới WHO thống kê mỗi năm thế giới có khoảng 390 triệu người bị nhiễm sốt xuất huyết.

Tại châu Âu, năm 2012 đã trải qua đợt sốt xuất huyết bùng phát lớn nhất từ sau năm 1920 đến nay với khoảng 2.000 người bị nhiễm trong quần đảo Madeira của Bồ Đào Nha. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 70% các trường hợp sốt xuất huyết nghiêm trọng trên thế giới tập trung ở châu Á, trong đó Ấn Độ chiếm tới 34%. miền Nam châu Mỹ, chủ yếu là Brazil và Mexico tăng 14%, trong khi đó còn chưa kể đến gánh nặng dịch bệnh này ở châu Phi.

Sốt xuất huyết được liệt vào một trong bốn loại bệnh gây dịch đáng lo ngại nhất năm 2013 tại Việt Nam.


Ngày nay, công nghệ hiện đại sử dụng nhiều các loại hóa chất diệt muỗi, tuy nhiên các hóa chất này thường chứa từ 5-25% chất hóa học DEET, chất này có nhiều nguy cơ tiềm tàng và có thể gây ảnh hưởng đến sức khẻo con người – đặc biệt là trẻ em.
Vì vậy, việc sử dụng những cách đuổi muỗi tự nhiên là một việc làm hết sức ý nghĩa và không gây tốn kém, lãng phí.

Dưới đây là 5 loài cây rất quen thuộc có tác dụng đuổi muỗi nên trồng trong vườn nhà bạn.

1. Cây Sả

Thành phần nguyên liệu chính để sản xuất thuốc trừ muỗi chính được chiết xuất từ Sả, nó có hương thơm đặc biệt khiến cho muỗi không thể định hướng, cũng như tìm được bạn.
Còn gọi là cỏ sả, Sả chanh, lá sả, hương mao. Cây hiện được trồng đại trà ở nước ta. Cây cao khoảng 1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài tới 1m, hẹp, mép hơi ráp; bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống.
Sả có mùi thơm, được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với thịt heo cho thơm, làm dưa ăn… Lá Sả có thể nấu nước để gội đầu. Ngoài ra, có thể chiết xuất cây sả để lấy chất tinh dầu citral và geraniol.

2. Cây Hương Thảo

Cây Hương Thảo được biết như là loại cây cảnh trong vườn, chúng là loài cây bụi dễ trồng, có khả năng chịu hạn và kháng sâu bệnh.
Cây Hương thảo có thể phát triển khá lớn và duy trì sự sống trong nhiều năm, có thể được cắt tỉa thành các hình dạng chính thức và hàng rào thấp, Nó có thể dễ dàng được trồng trong chậu để làm cảnh, thường nở hoa vào 2 mùa Xuân, Hạ.

3. Cúc vạn thọ

Cây cúc vạn thọ là cây được xem là khắc tinh của nhiều loài côn trùng có hại trong đó có muỗi. Vì thế cách đơn giản là bạn có thể trồng nhiều cây cúc vạn thọ với nhiều màu sắc khoe hương nhằm giúp cho khu vườn nhà bạn càng rực rỡ vừa phòng chống muỗi hiệu quả.

4. Cây húng thơm – cây húng chanh

Cây húng thơm được xem là một trong cây thảo dược tốt cho sức khỏe, vừa có thể phòng chống muỗi. Tình dầu của cây húng thơm có tác dụng xua đuổi muỗi và chống muỗi một cách hiệu quả cho gia đình.

5. Cây bạc hà

Theo các chuyên giá cho biết bạc hà được coi là thảo dược cổ xưa nhất thế giới, mang lại nhiều hữu dụng trong việc chữa bệnh và xua đuổi côn trùng. Khi bạn trồng cây bạc hà xung quanh nhà giúp xua đuổi và tiêu diệt muỗi, ngoài ra còn làm cho côn trùng khác tránh xa như kiến, ong, gián. Tinh dầu bạc hà còn được sử dụng như các loại thuốc tiêu diệt côn trùng thân thiện với môi trường sống.

Cay bac ha co tac dung duoi muoi

 

 

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Dịch Vụ Diệt Muỗi - Dịch Vụ Diệt Muỗi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

 

Khách hàng tiêu biểu: 
Khach san o sai gon
Hotel in hcmc