Thủ phạm chính gây ra căn bệnh sốt rét cho người chính là loài muỗi Anopheles

Tác hại, nguy cơ truyền bệnh do muỗi gây ra.

Việt Nam là nước có khí hậu 4 mùa, thay đổi thường xuyên, tạo điều kiện cho các loại côn trùng phát triển sinh sôi. Đặc biệt là tại các thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi liên tục, nóng lạnh thất thường, các điều kiện về khí hậu đã trở thành một môi trường sống lý tưởng của muỗi,ruồi, côn trùng...

Muỗi nói riêng, các loại côn trùng khác nói chung là véc-tơ truyền nhiễm, lây lan các dịch bệnh nguy hiểm cho con người như sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng, giun chỉ, bạch huyết, viêm não Nhật Bản, da phơi nhiễm...

Muỗi là tác nhân lan truyền bệnh từ người này sang người khác. Muỗi cái hút máu người và động vật bị bệnh sẽ mang theo virút và ký sinh truyền cho những người và động vật khác bị chúng chích thông qua nước bọt và chất chống đông máu chúng tiêm vào nạn nhân trước khi hút máu.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vang và một số bệnh do các loại virus khác là muỗi vằn ( Tên Khoa Học của nó là Aedes Aegypti). Môi trường sống thích hợp cua muoi này là ở những vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Chúng thường trú ngụ, sinh sản ở gần nhà. Trở thành kẻ tấn công đốt máu người vào buổi sáng hoặc chiều tối.

Còn bệnh Sốt rét là do muỗi đòn xóc gây ra, nó có tên Khoa học là Anopheles. Ở Việt Nam có 3 loại truyền Sốt rét là Anopheles dirut, Anopheles sundaiais và Anopheles. Chúng thường trú đậu trên tường, mái, vách, gầm, gập, vật treo... trong nhà, hốc cây, hố đất, lùn bụi... ở ngoài nhà. Chúng thường chích đốt máu người suốt đêm, đỉnh cao là từ 8h tối đến 3 giờ sáng.

Người ta ước tính muỗi đã lan truyền bệnh cho khoảng 70 triệu người hàng năm ở châu Phi, Nam Phi, trung Phi, Mexico và phần lớn châu Á gây ra cái chết cho hàng triệu người. Ở châu Âu, Nga, Greenland, Canada, Mỹ, Uc, New Zealand, Nhật và những nước phát triển khác, việc muỗi chích không còn là vấn đề lớn nhưng vẫn gây một vài trường hợp chết người hàng năm. Lịch sử ghi nhận, trước khi việc lan truyền bệnh của muỗi được kiểm soát, muỗi gây ra hàng triệu cái chết trên khắp các châu lục và hàng triệu ca lây nhiễm. Người ta cũng chứng minh được rằng muỗi là trung gian lây truyền bệnh sốt vàng da và bệnh sốt rét từ người sang người đầu tiên ở Cuba sau đó lan sang kênh đào Panama vào đầu thập niên 1900. Hiện nay, nhiều loại bệnh cũng được lan truyền qua muỗi. Muỗi Anopheles mang ký sinh trùng sốt rét. Trên thế giới, bệnh sốt rét hiện dẫn đầu trong số ca tử vong, nhất là đối với trẻ em dưới 5 tuổi, với khoảng 5,3 triệu người chết mỗi năm. Hầu hết các loài muỗi đều mang ký sinh trùng giun chỉ, loại ký sinh trùng gây nên biến dạng trên cơ thể (phổ biến là bệnh chân voi) thông qua việc gây sưng phồng lớn một vài bộ phận trên cơ thể. Trên thế giới có khoảng 40 triệu người đang sống tàn phế do ký sinh trùng giun chỉ gây ra. Các bệnh do virút gây ra như sốt vàng da và dịch hạch được lan truyền chủ yếu bởi loài muỗi Aedes aegypti.

Tác hại, nguy cơ truyền bệnh do muỗi gây ra.


Hung thủ chính gây ra căn bệnh sốt rét.

Chúng ta biết rằng bệnh sốt rét do muỗi truyền nhưng làm thế nào để muỗi truyền được bệnh sốt rét? Có phải tất cả các loài muỗi Anopheles đều có khả năng truyền bệnh sốt rét không?

Loài muỗi nào truyền bệnh sốt rét?

Muỗi truyền bệnh sốt rét là loài muỗi Anopheles, trên thế giới có khoảng 420 loài nhưng trong đó có 70 loài là trung gian truyền bệnh sốt rét cho người trong điều kiện tự nhiên. Ở Việt Nam cho tới nay đã phát hiện được 59 loài Anopheles, trong đó có 15 loài được xác định là trung gian truyền bệnh chính, truyền bệnh phụ và nghi ngờ truyền bệnh. Loài muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét chủ yếu tại Việt Nam đã được Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng xác định gồm An. aminimus hoạt động ở vùng rừng núi trên toàn quốc, An.dirus hoạt động ở vùng rừng núi từ vĩ tuyến 20 trở vào phía Nam và An.sundaicus hoạt động ở vùng ven biển nước lợ Nam Bộ. Các loài muỗi trung gian truyền bệnh phụ và nghi ngờ là trung gian truyền bệnh sốt rét như An.aconitus, An.jeyporiensis, An.maculatus, An.subpictus, An.sinensis, An.vagus, An.indefinitus, An.campestris, An.culicifacies, An.interruptus, An.lesteri, An.nimpe... chưa xác định rõ được vai trò truyền bệnh cụ thể nhưng chúng cũng luôn luôn được cảnh giác.

Hung thủ chính gây ra căn bệnh sốt rét.


Dùng nấm thuần hoá muỗi truyền bệnh sốt rét có thật sự hiệu quả hay không?

Ngay sau khi một con muỗi bị nhiễm nấm, nó lập tức ngừng hành vi hút máu... Nó sẽ chỉ hút nước hay các loại nước quả chứ không hút máu. Một điều nữa là khi muỗi đã bị nhiễm nấm, chúng không thể nào làm cho ký sinh trùng sốt rét phát triển được.

Tại Hội thảo về Sốt rét lần thứ tư trên toàn châu Phi vừa được tổ chức tại Yaounde, Cameroon, một nhóm nhà khoa học đến từ Hà Lan, Tanzania và Anh đã trình bày kết quả nghiên cứu về một loại nấm có thể sử dụng làm công cụ chống sự lan truyền bệnh sốt rét.

Theo các nhà nghiên cứu, tại các nước thuộc khu vực phía đông của châu Phi có một loại nấm mà khi lây nhiễm sang một số loại côn trùng bao gồm cả loài muỗi chứa ký sinh trùng sốt rét, chúng có thể phát triển và nhanh chóng giết chết các loại côn trùng này. Cụ thể khi nhiễm vào cơ thể muỗi, nấm sẽ làm vòng đời của muỗi giảm đi 2/3, nghĩa là thời gian tồn tại của muỗi ngắn đi rất nhiều.

Nghiên cứu được tiến hành trên đất Tanzania. Tại khu vực thử nghiệm, các nhà khoa học đã rải loại nấm này trên 20% diện tích mặt đất nơi muỗi thường đậu và tỉ lệ lây truyền sốt rét đã giảm đi 76%.

Theo Giáo sư Willem Takken thuộc Đại học Wagenign Hà Lan, loại nấm này thể ngăn chặn muỗi truyền ký sinh trùng sốt rét sang người. Ông nói: "Ngay sau khi một con muỗi bị nhiễm nấm, nó lập tức ngừng hành vi hút máu... Nó sẽ chỉ hút nước hay các loại nước quả chứ không hút máu. Một điều nữa là khi muỗi đã bị nhiễm nấm, chúng không thể nào làm cho ký sinh trùng sốt rét phát triển được".

Từ kết quả nghiên cứu này, các chuyên gia y tế hy vọng sẽ sử dụng loại nấm trên như một công cụ mới để chống lại căn bệnh sốt rét đang hàng năm giết hại nhiều sinh mạng người không chỉ ở châu Phi mà ở cả nhiều nước khác trên toàn thế giới.

Dùng nấm thuần hoá muỗi truyền bệnh sốt rét có thật sự hiệu quả hay không?

 

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Dịch Vụ Diệt Muỗi - Dịch Vụ Diệt Muỗi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

 

Khách hàng tiêu biểu: 
Khach san o sai gon
Hotel in hcmc