Bạn có ý định nuôi chuột làm mồi nhậu như người đàn ông trong bài viết này không?

Chuột tàn phá ruộng lúa, bà con nông dân lại 1 vụ mùa thất thu.

Hiện nay, chuột đồng và ốc bươu vàng (OBV) là hai đối tượng gây hại mạnh trên lúa xuân. Tại các cánh đồng của xã Thắng Cương, nhiều nông dân phải căng ni lông xung quanh bờ ruộng bảo vệ lúa. Chị Phạm Thị Minh, thôn Phấn Lôi cho biết: "Vụ này gia đình tôi cấy hơn một mẫu, trong đó già nửa diện tích được sạ bằng tay. Sau một tuần xuống giống, lúa bắt đầu lên xanh cộng với ruộng ít nước, chuột đã cắn cụt ngọn lúa non. Do đó, tôi phải bỏ ra hơn 200 nghìn đồng mua nilông che quanh bờ một số thửa".

Kế bên cạnh là ruộng lúa của gia đình bà Trần Thị Chinh, thôn Thắng Cương cũng bị chuột cắn nham nhở nhiều mảng. Theo bà Chinh, năm nay chuột gây hại mạnh hơn những năm trước. Có ruộng mới hôm trước lúa vẫn lên xanh đều, vậy mà sau một đêm chuột đã cắn mất một phần ba ruộng lúa. Vì vậy, bà Chinh phải tốn công giặm bổ sung, tháo nước vào ruộng và đặt một số bẫy đánh chuột tại góc ruộng. Nếu chuột hại ở giai đoạn đầu thì lúa còn phục hồi được, tạo ra dảnh mới nhưng đa số cây bị còi cọc, giảm năng suất.

Được biết, toàn xã Thắng Cương gieo cấy 180 ha lúa chiêm xuân, trong đó 90% diện tích được sạ tay, tăng gấp đôi so với năm trước. Yêu cầu đối với gieo sạ là ruộng phải cạn. Do đặc điểm này mà lúa đang bị chuột hại mạnh. Đến nay, trên khắp cánh đồng của xã, đâu đâu cũng thấy ni lông trắng được che chắn quanh bờ ruộng. Trong khi ở Thắng Cương lúa bị chuột "tấn công" thì một số xã có diện tích chiêm trũng của huyện như: Trí Yên, Xuân Phú, Đồng Việt đang bị nhiễm OBV. Tìm hiểu tại xã Xuân Phú được biết, toàn xã có 150/420 ha bị nhiễm OBV với mật độ trung bình 1-2 con/m2.

Vụ xuân năm nay, toàn huyện sản xuất hơn 7.400 ha lúa. Trong đó, chủ yếu được sạ tay và cấy bằng mạ non. Thời điểm này, nông dân trong huyện đang phòng trừ OBV, chuột, sâu bệnh hại lúa. Theo Chi cục bảo vệ thực vật (BVTV), phần lớn diện tích xuân chính vụ, xuân muộn được gieo cấy bằng mạ khay, mạ non là điều kiện thuận lợi để chuột, OBV và một số đối tượng sâu bệnh phát sinh, phát triển mạnh và khả năng gây hại trên diện rộng. 

Trước tình hình trên, UBND huyện đã trích ngân sách hỗ trợ 50% giá thuốc diệt chuột sinh học RatKill2%DP; nghiêm cấm dùng điện để bẫy chuột. Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với chính quyền, đoàn thể các xã tổ chức tập huấn hướng dẫn nông dân biện pháp diệt chuột hiệu quả. 

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và PTNT thì nguy cơ tiềm ẩn chuột hại lúa xuân vẫn rất lớn. Ở giai đoạn lúa đang bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh, hai đối tượng gây hại chính là OBV và chuột. Chi cục BVTV khuyến cáo, diệt chuột phải chú trọng ngay từ đầu vụ, nếu để chuột hại giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông thì thiệt hại không thể khắc phục được. Do đó, bên cạnh biện pháp làm bả bẫy chuột, nông dân cần phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ ven bờ, không để ruộng hoang hóa đồng thời bảo vệ các loài thiên địch của chuột gồm rắn, chim cú mèo... và khuyến khích người dân phát triển đàn chó, mèo.

Cùng đó, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát việc kinh doanh thuốc BVTV ở cơ sở, nghiêm cấm sử dụng thuốc ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồn gốc để diệt chuột. Với OBV nên diệt thủ công bằng cách làm rãnh nước xung quanh ruộng, đồng thời cắm cọc thu hút ốc đẻ trứng, ốc trưởng thành để bắt, diệt trừ hiệu quả.

Dự báo thời gian tới có mưa phùn xen kẽ những ngày nóng ẩm, trời âm u là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh. Để bảo đảm năng suất lúa và hạn chế thiệt hại do sâu bệnh, nông dân nên bón phân cân đối sớm ngay từ đầu vụ, không bón muộn, bón lai rai nhất là phân đạm, bón đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa; cung cấp nước cho lúa đúng kỹ thuật bằng cách tưới nước kết hợp với tháo cạn, phơi ruộng để kích thích lúa đẻ nhánh khỏe. Đi đôi với các biện pháp trên, nông cần dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại.

Từ nay đến cuối vụ cần quan tâm phòng trừ các loại sâu bệnh gồm: Đạo ôn, khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu.... Trong đó cần đặc biệt lưu ý bệnh đạo ôn có khả năng phát sinh gây hại nặng hơn so với năm 2012 bởi vụ này nhiều giống lúa được đưa vào gieo cấy dễ nhiễm bệnh như: Lúa lai, lúa thơm, BC15. Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi cần thiết, tránh phun thuốc tràn lan nhằm bảo vệ môi trường và bảo đảm cân bằng sinh thái.

Chuột tàn phá ruộng lúa, bà con nông dân lại 1 vụ mùa thất thu.


Trong khi nhiều người cố tìm cách tiêu diệt chuột vì tác hại do chúng gây ra là rất lớn. Vậy mà vẫn có người nuôi chuột làm mồi nhậu và cũng mang lại lợi nhuận từ công việc mà anh ưa thích này.

Gần một năm nay, trong lúc người dân ở An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long…đang đau đầu tìm cách tiêu diệt lũ chuột phá hại mùa màng thì ở TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, lại có những người âm thầm tìm chuột con về nuôi…lấy thịt.

Xây nhà cho…chuột ở

Người khởi xướng phong trào nuôi chuột ở TP Cần Thơ là ông Mai Chí Đệ, một nông dân rặt ri ở ấp Thới Trung, xã Thới Đông, H.Cờ Đỏ. Lúc đầu, ông Đệ thả nuôi 6.000 con chuột con. Chuột lớn rất nhanh, chỉ vài tháng sau đã bắt cặp, sinh con. Trong khu nuôi chuột rộng 350m2, ông Đệ xây hàng rào cao hơn 2m, nền đổ xi măng để chuột không thể đào hang hay leo ra ngoài. Ngoài ra, ông Đệ còn xây hai “ ổ chuột” có che mái hiên chống mưa gió, bên trong ông lấy đất cục đổ lên nhiều tầng cho chuột đào hang sinh sống. Hằng ngày ông Đệ ra chợ xã gom các loại rau quả, trái cây bị hư về cho chuột ăn. Ông Đệ nói chuột đồng nuôi “tại gia” mỗi kg khoảng 7 con, bán cho các nhà hàng, quán ăn với giá từ 40- 50 ngàn đồng. Tính đến thời điểm này, ông Đệ đã xuất bán khoảng 10 tấn chuột, thu vào được 45 triệu đồng. Sau khi trừ tiền đầu tư xây khu nuôi chuột, mua con giống, thức ăn…ông còn lời 10 triệu đồng. Còn phân chuột ông dùng để bón hoa màu, kết quả khá tốt.

Ông Đệ ước tính trong hai ổ còn hàng chục nghìn con chuột lớn nhỏ. Cứ cách hai tháng ông lại bắt lứa chuột lớn gần 1 tấn bán thịt, trừ chi phí lời 1 triệu đồng. Chuột thì mỗi tháng đẻ một bầy từ 7- 10 con. Ông Đệ nói nuôi chuột không giàu có nhưng có đồng ra đồng vào hoài. Hiện nay rất nhiều người đến tìm mua chuột giống của ông Đệ về nuôi thử nghiệm, với giá 45.000 đồng/kg.

Vừa có tiền, vừa có…mồi nhậu

Nếu ông Đệ là người khởi xướng phong trào nuôi chuột đồng, thì ông Đỗ Văn Giàu (ngụ ấp Tân Lợi, thị trấn Một Ngàn, H.Châu Thành A, Hậu Giang) được xem là người khơi mào nuôi chuột cống nhum, loài chuột to lớn, dữ dằn trong họ chuột.

Ông Giàu tận dụng mấy cái lu, khạp thả chuột cống nhum giống vào nuôi, rồi thảy khoai mì, ốc, cua, lúa...cho chúng ăn. Suốt ngày, bầy chuột 100 con bò tha thẩn khắp sân vườn, chúng thân thiện dạn dĩ với chủ nuôi như mèo, chó vậy. Theo ông Giàu, chuột cống nhum con nuôi khoảng 6 tháng thì bắt ổ đẻ, mỗi lứa đẻ từ 6- 10 chuột con. Tuy nhiên, do điều kiện không cho phép nên ông Giàu chỉ nuôi nhỏ lẻ để bán thịt và làm món nhậu lai rai. Hiện nay, chuột cống nhum giống 2 tháng tuổi giá 150.000 đồng/cặp, 4 tháng tuổi giá 300.000 đồng/cặp. Chuột cống nhum con nuôi 4 tháng cân nặng 800g/con, lái đến thu mua từ 60- 70 ngàn đồng/kg tùy theo thời điểm.

Ông Đỗ Xuân Phúc, Trưởng trạm khuyến nông huyện Cờ Đỏ, cho biết trạm đã tiến hành kiểm tra khu nuôi chuột của ông Đệ, thấy chuồng trại an toàn. Mặc dù ông Đệ nuôi đã lâu nhưng chưa nghe người dân phản ánh chuột thoát ra ngoài phá hoại, hay gây mùi hôi thối. “Tuy nhiên, do đây là đối tượng nuôi quá mới mẻ, nên chúng tôi đang tiếp tục…theo dõi”, ông Phúc nói.

Nuoi chuot lam moi nhau

 

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

 

Khách hàng tiêu biểu: 
Khach san o sai gon
Hotel in hcmc