Tình trạng dịch bệnh do muỗi gây ra năm 2014 tăng cao, đáng chú ý nhất là bệnh viêm não Nhật Bản.

Bệnh viêm não Nhật Bản là gì? Thủ phạm chính gây ra là ai?

Viêm não Nhật Bản còn có tên khác là viêm não mùa hè, viên não B, là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi là con vật trung gian.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, tháng 6,7,8 là thời kỳ đỉnh cao “bùng phát” dịch bệnh viêm não virus, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh viêm não Nhật Bản.

Mặc dù, bệnh viêm não Nhật Bản mới chỉ bắt đầu bước vào mùa nhưng đã có nhiều trường hợp mắc bệnh, trong đó có cả người lớn và trẻ em. 

Tỉ lệ mắc viêm não Nhật Bản ngày càng gia tăng

Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho biết bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) có thể xảy ra quanh năm nhưng dịch thường bắt đầu vào mùa hè trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 325 trường hợp viêm não virus tại 31 tỉnh, thành phố. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2014, bệnh viện Nhi trung ương đã tiếp nhận 129 trường hợp viêm não virus, trong đó có đến 46 ca được chẩn đoán viêm não Nhật Bản.

Bệnh viêm não Nhật Bản đã không chỉ gặp ở trẻ em mà đã xuất hiện ở người lớn với những tổn thương khá nặng. 

Hiện tại, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho một số ca bệnh viêm não Nhật Bản người lớn, chủ yếu đến từ Hà Nội. Bệnh nhân N.H.Y (20 tuổi, quê tại Đông Anh, Hà Nội) nhập viện ngày 28/6. Trước khi vào viện 3 ngày, bệnh nhân sốt cao, rét run, sau đó xuất hiện tình trạng rối loạn ý thức, lơ mơ, đại tiểu tiện không tự chủ, yếu nửa người bên phải. Bệnh nhân vào BVĐK huyện Đông Anh khám và được các bác sĩ chẩn đoán viêm não, rồi chuyển lên BV Nhiệt đới Trung ương.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân Chu Thị T. (18 tuổi, quê ở Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội) nhập viện ngày 17/6, cũng được chuyển từ tuyến dưới lên. Trước đó, bệnh nhân có triệu chứng đau đầu, sau một ngày xuất hiện sốt cao 40 độ C, có cơn rét run, buồn nôn và nôn. 


Bệnh viêm não Nhật Bản để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng- Trưởng khoa nhi- BV Bạch Mai, trong các bệnh viêm não, nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề phải kể đến VNNB với thời gian ủ bệnh từ 5-15 ngày. Khoảng thời gian từ 1-6 ngày sau khi bị virus xâm nhập, bệnh nhân có triệu chứng sốt kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn khan. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi, gây nên các phản ứng như sốt cao và gây tổn thương hệ thần kinh. 

Nguyên nhân gây bệnh viêm não lây truyền qua véc-tơ là muỗi. Muỗi đốt các loài chim, lợn rồi muỗi lại đốt người nên truyền bệnh viêm não Nhật Bản B cho người. Người là vật chủ cuối cùng của viêm não Nhật Bản B. Nếu chúng ta không hiểu thì nghĩ rằng muỗi đốt người này, sau đó lại đốt người khác làm lây truyền viêm não Nhật Bản B, không phải như vậy. Viêm não Nhật Bản B khác sốt xuất huyết và sốt rét ở chỗ đó. 

Hiện nay chúng ta đặc biệt chú ý vật chủ gây bệnh là lợn, chim. Mùa này là mùa quả vải chín, các loài chim di cư về nhiều là thời điểm thuận lợi cho véc tơ muỗi gây bệnh phát triển và tình hình dịch bệnh gia tăng. Trong khi đó chim và muỗi là 2 vật di chuyển liên tục nên việc xác định nguồn lây bệnh rất khó.

Bệnh viêm não Nhật Bản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại biến chứng cao và có thể tử vong như: Bại não, phát triển chậm về thể chất, không nói, không nghe, không hiểu được. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh này. Việc điều trị chủ yếu là hồi sức cấp cứu và điều trị triệu chứng như chống phù não, an thần chống co giật, kiểm soát nhiệt độ, hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp, ngăn ngừa bội nhiễm và dinh dưỡng, chống loét... 


Chủ động phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo rằng: bệnh viêm não Nhật Bản vốn rất hiếm gặp ở đối tượng người lớn, tuy nhiên mới đầu mùa dịch năm nay đã xuất hiện 2 ca, một ca bệnh khác cũng nghi ngờ viêm não Nhật Bản và đang chờ kết quả xét nghiệm chính xác. Tuy chưa đủ để kết luận bất thường, nhưng theo nhận định của các bác sĩ đây cũng là yếu tố đáng lo ngại, bởi đây mới là thời điểm bắt đầu mùa dịch. Người lớn không nên chủ quan nghĩ rằng mình không thể bị viêm não Nhật Bản nhưng cũng không nên quá lo lắng. Về nguyên tắc tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus đều có thể bị mắc bệnh nhưng nguy cơ này ở trẻ dưới 15 tuổi cao hơn. Vì thế, bất cứ trường hợp nào sốt, đau đầu nhiều, nôn, buồn nôn, rối loạn tri giác cần đến bệnh viện ngay.

Cũng theo TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, dù bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi nhưng tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể mắc bệnh. Người lớn có nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản do chưa từng được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh trước đó hoặc có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác tại vùng lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản.

Trước diễn biến trên, để phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo:

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.

- Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.

- Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tiêm chủng với 3 liều cơ bản: Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

- Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh viêm não Nhật Bản là gì? Thủ phạm chính gây ra là ai?


Dùng máy chống muỗi là cách mà nhiều người hay dùng hiện nay. Tuy nhiên cần cẩn thận khi dùng máy chống muỗi, đã có trường hợp Nhập viện vì dùng các sản phẩm chống muỗi.

Mùa mưa là mùa hoạt động hăng say nhất của loài muỗi nhất là ở những vùng quê ao, hồ, nước đọng rất nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi nãy nỡ rất nhanh nên việc phòng chống muỗi cho gia đình luôn được các bà mẹ quan tâm nhiều nhất, song bên cạnh đó trong thực tế, đã có rất nhiều trường hợp vì chủ quan, vì nghe theo lời quảng cáo phương pháp chống muỗi an toàn của người bán mà phải nhập viện chữa trị vì những sản phẩm chống muỗi chất lượng rởm được bán tràn lan ngoài thị trường và trên mạng.

Mới đây đã có trường hợp nhập viện vì hít phải thuốc xịt muỗi. Đó là trường hợp xảy ra tại trường THCS Nguyễn Văn Linh ở Thừa Thiên Huế. Nạn nhân là ông Trần Tưởng, 56 tuổi. Do đứng gần nơi đang phun thuốc chống muỗi cho trường học để ngăn ngừa dịch sốt xuất huyết, ông Tưởng đã bị choáng, chóng mặt và ngất xỉu ngay tại chỗ. Cùng lúc đó, thầy Châu Văn Cung, Hiệu trưởng trường này cùng một nhân viên kế toán và nhiều giáo viên khác cũng bị sốc thuốc nhẹ với biểu hiện ho sặc, chóng mặt, nhức đầu.

Trường hợp thứ 2 là bị loét cổ chân vì đeo vòng chống muỗi.

Tại phòng khám của BV Da liễu, chị Hạnh bế đứa con gái 11 tháng đến khám với hai cổ chân bị viêm tấy đỏ, đôi chỗ đã bị loét trượt da. Vết thương gây đau nên bé luôn khóc ngằn ngặt. Khi bác sĩ hỏi nguyên nhân, chị Hạnh kể: “Tôi được bạn giới thiệu một loại vòng có tác dụng chống muỗi đốt liền mua về đeo vào cổ chân cho con. Người bán hàng giới thiệu vòng chống muỗi không sử dụng chất hóa học độc hại, trẻ đeo vòng muỗi sẽ tránh xa”.

Chỉ vì tin vào những lời quảng cáo sản phẩm quá kỳ diệu của người bán như vòng chống muỗi được làm từ nhiều loại thảo dược thiên nhiên như sả, bạch đàn, húng thơm, hương thảo... không gây hại cho da, mùi từ chiếc vòng sẽ bốc hơi liên tục để xua đuổi các loại côn trùng bay tới gần, có tác dụng trong vòng 6-8 ngày... nên không ít bà mẹ đã mua mà không quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng sản phẩm để rồi con trẻ phải chịu hậu quả. Có mẹ đã bày tỏ sự thất vọng về công dụng của chiếc vòng chống muỗi không như quảng cáo vì con chị đeo đến 4 chiếc vòng ở cả 2 cổ chân, 2 cổ tay mà muỗi vẫn “hỏi thăm” liên tục.

"Các loại vòng này được bày bán với nhiều màu sắc rất đẹp, được sản xuất từ Hàn Quốc, Nhật Bản, giá cũng bình dân từ 15.000 - 75.000 đồng/chiếc - nên tôi đã mua. Mấy ngày đầu thấy cổ chân con vẫn bình thường, nhưng khoảng 1 tuần sau thấy nổi mẩn đỏ nơi đeo vòng. Ban đầu, cứ nghĩ là do thời tiết nóng bị hấp hơi, nhưng vài ngày sau xuất hiện các mụn nước rồi chảy nước vàng, tôi vội tháo vòng ra và phát hoảng vì hai cổ chân con đã bị loét, liền phải đưa con đi khám...đó là lời nói của một chị tên Q.

Mẩn ngứa, viêm da vì miếng dán chống muỗi.

Đó là trường hợp của chị Hồng Nhung ở Hải Dương, khi đưa đứa con trai 2 tuổi đến Bệnh viện Da liễu TW khám trong tình trạng tay, chân, lưng có nhiều mảng mẩn đỏ kèm theo nhiều vết trầy xước do bé gãi quá nhiều.

Theo lời kể của chị Nhung, một lần tình cờ chị nghe được mấy mẹ có con nhỏ kháo nhau về miếng dán chống muỗi, sử dụng đơn giản chỉ cần dán vào người trẻ lũ muỗi không đến quấy rầy bé nữa mà giá cả cũng phải chăng.

Chị tìm hiểu trên mạng thì đúng là có sản phẩm đó thật. Vậy là chị liền đặt mua một túi 10 miếng dán với giá 40.000 đồng về dùng cho con. Tin rằng sản phẩm làm từ tự nhiên sẽ không độc hại, ngay lần đầu tiên sử dụng chị dán trực tiếp lên da bé. Mặc dù thấy cậu con trai tỏ ra khó chịu, ngồi không yên, đòi bóc ra nhưng thầm nghĩ chưa quen nên bé thấy vướng víu chứ không vấn đề gì. Chị cũng phải thừa nhận rằng miếng dán có hiệu quả đuổi muỗi thật, vì thế, chị ép con tiếp tục dán.

Hậu quả là, sau khi dùng hết cả túi 10 miếng dán liên tục trong vòng 10 ngày đã khiến toàn bộ phần da dán miếng chống muỗi bị
phồng rộp, mẩn đỏ và ngứa. Bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị kích ứng da do các hoạt chất có trong miếng dán chống muỗi gây ra.

 

 

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Dịch Vụ Diệt Muỗi - Dịch Vụ Diệt Muỗi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

 

Khách hàng tiêu biểu: 
Khach san o sai gon
Hotel in hcmc