Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì với nạn đàn chuột đồng hại lúa?

Nước ta là nước nông nghiệp, lúa, ngô, khoai, sắn vẫn là những sản phẩm chính. Thế nhưng, tất cả những sản phẩm đó đều là món khoái khẩu của chuột. Chúng tìm mọi cách moi bằng được dù chúng ta cất giữ ở đâu. Còn ngoài đồng ruộng, hiện nay, nhiều nơi chuột tung hoành - bà con mình chỉ còn biết khóc dở mếu dở...


Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì với nạn đàn chuột đồng hại lúa?

Năm 2013, nhiều địa phương ở các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình có diện tích ruộng lúa, màu bị chuột hại nhiều gấp 20 lần so với năm trước. Như ở Quảng Trị, tính đến ngày 25.2 đã có trên 2.000ha lúa bị chuột phá, mức thiệt hại lên đến 30 - 40%, thậm chí có nơi hàng chục hécta lúa bị chuột cắn sạch trơn. Cơ quan chức năng và kinh nghiệm dân gian cho rằng, nguyên nhân là do trong năm 2012 không có lụt nên chuột nhiều.

Nông dân ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) phản ánh mua thuốc diệt chuột do trong nước sản xuất thì chuột không chết; còn sau khi bỏ thuốc diệt chuột mua ở ngoài thị trường có nhãn mác chữ Trung Quốc, họ theo dõi và thấy rằng chuột vẫn ăn nhưng không chết, sau đó béo tròn, đẻ rất dữ. 

Đây là một thông tin rất đáng lưu ý ở cả hai phương diện: Rất có thể trên thị trường đã xuất hiện một loại thuốc gắn nhãn mác diệt chuột, nhưng bên trong ruột lại “bỏ nhầm” thứ thuốc kích thích tăng trọng và kích thích sinh sản chuột (!?). 

Mặt khác, nó cho thấy các giải pháp phòng, diệt chuột nói riêng và phục vụ nông nghiệp nói chung của chúng ta chưa đủ sức cạnh tranh và đẩy lùi một “thị trường đen” có quá nhiều mưu mô, rủi ro và rình rập, thậm chí là ác độc. 

Thực tiễn chuột nhiều, béo tròn và đẻ rất nhiều con trong một lứa cần được khẩn trương nghiên cứu để có những giải pháp khẩn cấp nhằm chủ động diệt trừ loài vật gây hại này. Còn không, tự “AQ chính truyện” bằng lập luận do không có lụt thì sẽ là quá muộn đối với không chỉ vụ mùa đông - xuân năm nay. 

Ban ngày, cơ quan chức năng bỏ ra 3.000 đồng để mua một đuôi chuột; trong khi đêm đến, trên khắp các cánh đồng sáng trưng ánh đèn pha của người rà điện bắt các loài thiên địch như rắn, chim, mèo về ăn thịt, bán cho các nhà hàng đặc sản. 

Nghịch lý này không ngừng lại thì năm sau chuột nhiều gấp nhiều lần năm nay là... “trong tầm tay” (!).

Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì với nạn đàn chuột đồng hại lúa?


Cái kết buồn cho hai gia đình, nguyên nhân từ việc dùng bẫy diệt chuột không đúng cách.

Thấy chuột cắn phá ruộng lúa, vợ chồng Tâm giăng dây điện xung quanh để bẫy chuột, nhưng vô tình dẫn đến cái chết thương tâm của cháu bé hàng xóm bị giật chết khi đi câu ếch.

Ngày 27/2, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên y án 7 năm tù đối với bị cáo Trần Thanh Tâm về tội Giết người.

Theo HĐXX, hành vi của bị cáo để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây đau thương cho gia đình nạn nhân, mức án cấp sơ thẩm áp dụng là thỏa đáng và có phần nhẹ nên không có cơ sở xem xét giảm thêm.

Bản án sơ thẩm xác định, vợ chồng Tâm có 3.500m2 đất trồng lúa ở xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Sau khi đi thăm lúa thấy chuột cắn phá nhiều nên Tâm bàn với vợ là Lê Ngọc Nhi giăng điện để diệt.

Khoảng 18h ngày 3/7/2013, Tâm cùng vợ ra ruộng dọn cỏ, cắm cọc rồi buộc dây kẽm vây quanh. Sau đó, Tâm đấu dây điện từ nguồn điện sinh hoạt trong nhà vào dây kẽm ở mỗi cọc nhưng không để biển báo.

Tối cùng ngày, cháu Nghĩa (13 tuổi) nhà hàng xóm đi câu ếch ở phần ruộng này không biết nên bị điện giật nằm bất động. Thấy con lâu không về, gia đình Nghĩa đi tìm và phát hiện nhưng cháu bé đã tử vong.

Cuối tháng 12/2013, TAND tỉnh Đồng Tháp đã xử sơ thẩm tuyên phạt Tâm 7 năm tù giam, Nhi 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội Giết người. Bị cáo Tâm đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Cái kết buồn cho hai gia đình, nguyên nhân từ việc dùng bẫy diệt chuột không đúng cách.


Một số phương pháp diệt chuột mang lại hiệu quả.

Diệt chuột bằng biện pháp sinh học:
Ta phải kể ra đây các đối tượng hiệu nghiệm nhất đó là: Chó, mèo, rắn, chim cú. Bọn này săn chuột rất tài. Chỉ tiếc là, nhiều nơi lại bắt hết rắn, bắn cả chim cú và bán tất cả mèo cho Trung Quốc. Những việc làm đó rất tai hại. Thiếu chúng, số lượng chuột tăng vọt lên ngay. Người ta còn dùng các chủng vi sinh vật gây bệnh cho chuột để làm bả diệt chúng. Biện pháp này cũng rất hiệu quả.

Diệt chuột bằng biện hoá học:
Ta có nhiều loại hoá chất gây tử vong cho chuột. Chúng thường được xếp thành hai nhóm: Nhóm cấp tính và nhóm mãn tính. Nhóm cấp tính (như kẽm phốt phát) có thể làm chuột chết ngay sau khi ăn. Nó giãy giụa tại chỗ rồi chết. Còn nhóm mãn tính (như warfarin, calcireol) thì tác động dần dần. Nó thường gây nứt mạch máu, làm chuột bị xuất huyết. Người ta thường trộn các hoá chất này vào thức ăn hoặc nước uống của chuột tạo nên loại bả khô và bả nước. Cần lưu ý, các loại thuốc này cũng rất độc với người và gia súc. Nên thông báo lịch đặt bả cho mọi người để phòng tránh.

Diệt chuột theo biện pháp thông dụng nhất là đánh bắt và bẫy:
Hiện nay, nổi tiếng nhất là bẫy chuột của “vua chuột” Trần Quang Thiều (ở Bình Vọng, Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội, điện thoại: 0904.436.594). Đây là loại bẫy không cần mồi nhưng rất nhạy. Chỉ cần 2-3 ngày là ta có thể diệt hết chuột trên hàng trăm ha. Có thể đánh nó trên mặt đất, trên cây, trên dây điện và cả trên mặt nước. Giá mỗi cái bẫy của ông chỉ 9.000 đồng.

Một số phương pháp diệt chuột mang lại hiệu quả.

 

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

 

Khách hàng tiêu biểu: 
Khach san o sai gon
Hotel in hcmc