Bộ Y tế lo ngại dịch hạch xâm nhập qua đường biển.

Dù đã 12 năm không xuất hiện ca bệnh dịch hạch nào, nhưng ngành y tế đặc biệt lo ngại bệnh có thể quay trở lại qua đường tàu biển. Ca dịch hạch đầu tiên năm 1898 được ghi nhận ở Việt Nam là từ tàu Hong Kong xâm nhập vào. 

Chiều 2/12, Bộ Y tế họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch hạch với sự tham gia của đại diện ngành giao thông, nông nghiệp, công an... 

Đánh giá bệnh dịch hạch đang rất lo ngại, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long dẫn ra câu hỏi của nhiều nhà khoa học là tại sao vắng bóng nhiều năm dịch lại quay trở lại ở một số nước. Việt Nam đã trải qua một số vụ dịch, 12 năm nay không có ca bệnh. “Câu hỏi đặt ra là chúng ta nên đối phó, giám sát, điều trị như thế nào. 12 năm không gặp nên ngay các bác sĩ nhiều khi kiến thức về chuyên môn, xét nghiệm, điều trị không hẳn nhớ hết”, Thứ trưởng Long nói. 

Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, cũng cho rằng điều kiện sinh cảnh, môi trường, vật chủ tại Việt Nam rất thuận lợi cho bùng phát và lan truyền bệnh dịch hạch. Lý do vì Việt Nam từng có dịch tương đối nặng, từ những năm đầu thế kỷ 19 đến năm 2002.

Bên cạnh đó, Trung Quốc có hơn 1.300 km đường biên giới với ta vẫn tồn tại các ổ dịch hạch trên động vật hoang dã. Tỉnh Vân Nam sát biên giới phía Bắc và có giao lưu rộng rãi về hàng hóa với nhiều tỉnh thành trên cả nước, từng ghi nhận ca bệnh vào các năm 1990-1999. Gần đây nhất ngày 7/7, tỉnh Cam Túc cũng xuất hiện một ca bệnh dịch hạch thể phổi trên người.

Theo ông Phu, dịch động vật có thể theo chuột và bọ chét mang vi khuẩn từ Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam như đã xâm nhập vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 mở ra tiến trình 100 năm bệnh dịch hạch ở Việt Nam. Dịch được ghi nhận lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1898 ở Nha Trang do tàu, thuyền từ Hong Kong xâm nhập vào.

Đến nay sau 12 năm Việt Nam không phát hiện ca bệnh trên người cũng như mầm bệnh trên chuột và bọ chét. Tuy nhiên, mẫu giám sát trên động vật còn hạn chế, chưa thể kết luận dịch hạch hoàn toàn chấm dứt.

Về vấn đề điều trị, ông Đoàn Văn Chung, Trưởng phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương lo ngại: “Hầu như các bác sĩ đều quên về biểu hiện lâm sàng. Bản thân chúng tôi từng chống dịch nhưng giờ đọc lại như mới. Về lý thuyết các bác sĩ vẫn được học về bệnh dịch hạch nhưng chỉ là "dạy cho có lệ, không có ca lâm sàng nên cũng có tính lý thuyết". Vì thế, ông đề nghị Bộ Y tế xây dựng phác đồ điều trị mới, cập nhật thuốc điều trị, tập huấn lại cho nhân viên y tế.

"Chúng ta cần nêu cao cảnh giác với dịch hạch, đừng nghĩ dịch bùng phát ở Madagascar thì khó xâm nhập vào. Nếu dịch xâm nhập vào quần thể cảm nhiễm lớn như nước ta là điều rất nguy hiểm", Thứ trưởng Long nói.

Thứ trưởng đề nghị hệ thống giám sát tập trung làm quyết liệt, đặc biệt là các tỉnh thành có nguy cơ xâm nhập, có cảng biển như Đà Nẵng, Hải Phòng...; có sân bay; cửa khẩu đường bộ; trọng tâm lưu ý vào đường thủy. Các tỉnh thành cần tăng cường giám sát dịch hạch trên chuột, bọt chét, người; tập trung vào khu vực Tây Nguyên - ổ dịch hạch cuối cùng. Nếu có hiện tượng chuột tự nhiên chết nhiều thì cần phải giám sát ngay xem chết vì nguyên nhân gì.

Đánh giá cao vai trò ngăn chặn dịch của Bộ Giao thông Vận tải, Thứ trưởng Long đề nghị Bộ phối hợp với đơn vị kiểm dịch y tế quốc tế có hướng dẫn chi tiết về việc xông hơi diệt chuột tại cảng biến, bến tàu; hướng dẫn diệt chuột trước khi nhập cảng, nhất là các tàu từ và qua vùng có dịch.

"Cần lưu ý kiến thức, kỹ năng hiểu biết của cán bộ y tế; bác sĩ trẻ sau này không có ca bệnh trên lâm sàng nên không biết về bệnh. Vì thế, các đơn vị khẩn trương tiến hành đào tạo, tập huấn lại cho nhân viên y tế về giám sát, xét nghiệm, cũng như phác đồ chẩn đoán, điều trị bệnh; rà soát lại trang thiết bị, thuốc men", Thứ trưởng Long nhấn mạnh.

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm A, tối nguy hiểm bởi diễn tiến bệnh nhanh, tốc độ lây lan mạnh và tỷ lệ tử vong cao. Ca dịch hạch đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam là tại Nha Trang vào năm 1898 do tàu thuyền từ Hong Kong xâm nhập. Năm 1911 từng xảy ra vụ dịch lớn tại Châu Đốc, Long Xuyên, Thủ Dầu Một với nhiều bệnh nhân dịch hạch thể phối và 886 người tử vong.

Từ những năm 1991, dịch có chiều hướng giảm về số mắc và tử vong; phạm vi dịch thu hẹp tập trung chủ yếu ở miền Trung và Tây Nguyên. Từ 2002 đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận thêm ca mắc nào.

Nam Phương

Nguồn: vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-y-te-lo-ngai-dich-hach-xam-nhap-qua-duong-bien-3115223.html

Bộ Y tế lo ngại dịch hạch xâm nhập qua đường biển.

 

 

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

 

Khách hàng tiêu biểu: 

Cong ty diet con trung