Sức phá hoại khủng khiếp của loài mối.

Mối là một loại côn trùng xã hội đa hình thái. Do sự chuyển hóa về chức năng, mối phân hóa thành các dạng khác nhau về hình dạng và cấu tạo cơ thể: mối vua, mối chúa, mối cánh, mối lính, mối thợ trong cùng một đàn. Mối sinh sản là các dạng mối có khả năng sinh sản như mối cánh trưởng thành, mối chúa, mối vua. Mối vô sinh là các dạng không có khả năng sinh sản hoặc cơ quan sinh dục đã bị tiêu giảm như mối lính, mối thợ.

Tác hại của Mối đối với công trình xây dựng.

Đối với những công trình kiến trúc nói chung, tác hại của mối gây ra cho các công trình là vấn đề rất đáng quan tâm của các nhà đầu tư và xây dựng. Mục tiêu xâm nhập của mối là gỗ và các sản phẩm có nguồn gốc từ Cenllulose ( Gỗ, Giấy, Thảm…) những vật liệu này có nhiều ở các công trình xây dựng do đó việc xâm nhập vào công trình là điều tất yếu. Khi công trình bị mối xâm nhập thì không chỉ các vật liệu gỗ, giấy tờ tài liệu trong các công trình bị hủy hoại mà ngay cả kiến trúc của công trình cũng bị xuống cấp do việc làm tổ và đi tìm thức ăn của mối.

Theo điều tra cơ bản ở Việt Nam đã phát hiện trên 20 loài mối có mặt trong các công trình, có các mức độ và hình thức gây hại khác nhau. Đặc biệt phải kể đến đối với các công trình xây dựng là sự phá hoại của mối Coptotemes. Đây là giống mối phổ biến ở nhiều nước, và gây ra tác hại đáng hại nhất. Ở mối Coptotemes có một tuyến dịch tiết ra từ tuyến hạch trán ( pH ~4,5) có thể làm vủn vữa xây tường vì thế chúng có thể đi xuyên qua tường từ phòng này sang phòng khác, từ tầng dưới lên tầng trên để kiếm thức ăn. Tổ mối có thể nằm dưới nền nhà, trong lỗ hổng kiến trúc, trong panen, thậm chí trong tủ, hòm quần áo, trong chậu cảnh…

Như chúng ta đã biết về đặc tính sinh học của mối, sau thời gian bay giao hoán chúng tìm kiếm những khe nhỏ để là tổ. Vì làm tổ trong gỗ lên trong thời gian làm tổ chúng sống ẩn dật và không cần đi ra ngoài nên chúng ta có thể phát hiện được sự xâm nhập của mối, sau khi mối phát triển mạnh với nhiều cá thể thì chúng bắt đầu phá hoại một cách mạnh mẽ.
Xuất phát từ tổ mối chúng bắt đầu tiến hành phá hoại công trình, nội thất trang trí và các sản phẩm gỗ hoặc các vật dụng có nguồn gốc từ Cenllulose. Các vật dụng chi tiết khi bị mối xâm nhập nhìn bề ngoài tưởng như nguyên vẹn nhưng bên trong đã bị mối ăn ruỗng không còn giá trị sử dụng bắt buộc phải thay thế gây tổn hại kinh tế cho chủ sở hữu công trình.
Tác hại của mối không chỉ đối với các vật liệu gỗ mà còn ngay cả các máy móc thiết bị cũng không tránh khỏi sự phá hoại của mối. Để tìm được thức ăn mối luồn lách qua những khe nhỏ và đắp đường mui đất để đi, do đường đất của mối thường ẩm lúc mới đắp nên những thiết bị điện thường bị chập gây cháy nổ.

Có những loại mối như giống mối đất Odontotermes cũng ăn hại gỗ, chủ yếu là những loại gỗ tiếp giáp đất nhưng khi các cột gỗ đã bị rỗng thì chúng có thể leo lên đến tận trên cùng. Loài mối này làm tổ ở dưới nền đất, tổ của chúng thường là các ụ lớn và có rất nhiều khoang nằm sát mặt đất. Chúng sẽ đùn đất qua các khe đất ở nền nhà, đùn đất nên càng nhiều thì nền nhà càng rỗng, gây ra sụt lún nền nhà. Nếu tổ Mối to có thể gây ra sụt lún nền móng công trình.


Một kho báu thư tịch cổ tại cố đô Huế bị mối mọt gặm nhấm.

- Được UNESCO công nhận vào danh mục chương trình “Ký ức thế giới”, nhưng di sản này đang bị mối mọt “gặm nhấm” hàng ngày. “Kho báu” thư tịch cổ ở Huế đứng trước nguy cơ bị huỷ hoại.

"Hàng độc" của Việt Nam và thế giới

- Ngày 3/8/2009, Uỷ ban tư vấn quốc tế thuộc Chương trình ký ức thế giới của UNESCO đã chính thức công nhận mộc bản triều Nguyễn của Việt Nam (1802 - 1945) là di sản tư liệu và xếp vào danh mục chương trình “Ký ức thế giới”.

- Mộc bản ở Huế đang được lưu giữ tại phủ Tuy Lý Vương, phường Vĩ Dạ, TP Huế. Theo ông Bửu Chấp, hậu duệ của nhà thơ Tuy Lý Vương thì hiện tại trong phủ còn lưu trữ toàn bộ 195 mộc bản quý. Trong đó đáng nói nhất là bản khắc trên gỗ của Vĩ Dạ tập thơ gồm 174 bản (14 mộc bản 1 mặt, 160 mộc bản 2 mặt) của nhà thơ Tuy Lý Vương, con trai thứ 11 của vua Minh Mạng và là nhà thơ cận đại tiêu biểu thời bấy giờ.

- Mộc bản là những bản được khắc trên gỗ bằng chữ Hán - Nôm ngược in ra thành sách. Theo ông Bửu Chấp cho biết mộc bản thường được khắc trên các loại gỗ thị, gỗ lê, gỗ táo và trên mặt phẳng gỗ màu trắng. Đặc biệt loại gỗ này không bị cong khi chịu sự tác động của nhiệt độ.

- Hiện tại, 195 bộ mộc bản còn lại ở phủ đã được PGS - TS Nguyễn Văn Thịnh thực hiện bản dập năm 2004 trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Tổ chức khai thác và bảo vệ văn hoá Hán Nôm ở Huế”.

- Nội dung của những bài thơ mộc bản do Tuy Lý Vương sáng tác chủ yếu xoay quang chủ đề về nỗi khổ cực, bần hàn của người dân lao động. Không những thế, những bài thơ này còn đề cập đến cái tình của nhà thơ đối với thiên nhiên, anh em bạn bè.

Đặc biệt là tác phẩm đặc sắc "Nữ phạm diễn nghĩa từ” viết bằng chữ Nôm, được dập trên bản gỗ năm 1853 đề cao phẩm hạnh người phụ nữ theo quan điểm nho giáo.
Ông Bửu Chấp chỉ tay về đàn mối trong khu vực cất giữ mộc bản.

Theo sự ghi nhận của chúng tôi khi khảo sát toàn bộ số mộc bản trên đều đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ông Bửu Chấp, người quản lý số hiện vật trên cho biết, trong tủ có 10 bộ mộc bản bị mối mọt ăn sâu.

Do không có chất bảo quản bài bản, không được hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cất giữ nên con cháu của Tuy Lý Vương bảo quản di sản của tổ tiên bằng phương pháp thủ công: Dùng dầu nhờn tẩm vào vải lau trên từng mộc bản nhằm ngăn ngừa sự xâm phạm của mối mọt. Còn về tác động của thời tiết dường như bất lực.

Địa hình phong thuỷ khá phức tạp nên thời tiết ở Huế cũng thất thường. Đặc biệt, độ ẩm cao khiến cho nguy cơ huỷ hoại những mộc bản quý ngày càng trở nên báo động.

Báo động mộc bản

- Theo nhà nghiên cứu văn hoá Trần Nghĩa cho biết: Vĩ Dạ tập thơ tập hợp đầy đủ văn thơ của Tuy Lý Vương với 1030 trang. Trong khi đó hiện tại ở phủ Tuy Lý Vương chỉ còn 334 mộc bản với 668 trang. Điều này có nghĩa là bộ Vĩ Dạ tập thơ đã bị thất truyền 362 trang.

- Hiện tại ở phủ Tùng Thiện Vương, 91 Phan Đình Phùng, TP Huế cũng đang lưu giữu 1000 mộc bản. Ngoài ra ở chùa Từ Đàm, chùa Thiên Mụ cũng có rất nhiều mộc bản của các ông hoàng bà chúa, quan lại và trí thức người yêu thơ văn sáng tác nên đang ở tình trạng báo động!

- Kết quả nghiên cứu và khảo sát của bảo tàng Huế thì mộc bản Tuy Lý Vương vừa có giá trị về mặt lịch sử văn chương, vừa có tính đời sống tâm linh của người dân cố đô Huế xưa và nay. Qua đánh giá nhận định này, ta nên tiến hành khảo sát, thực hiện một dự án khẩn cấp bảo vệ mộc bản Huế, sự bảo tồn này đòi hỏi sự vào cuộc của rất nhiều cơ quan, viện nghiên cứu.

- Gia tộc nhà Tuy Lý Vương cũng sẵn sàng hiến tặng số hiện vật quý giá trên cho Nhà nước nếu có văn bản chính xác.

- Tuy nhiên, khi các cơ quan chức năng chưa trực tiếp khảo sát sự xuống cấp trầm trọng của mộc bản Huế, hằng ngày di sản văn hóa quý của dân tộc bị ăn mòn và nguy cơ tương lai không xa. Nếu duy trì tình trạng này, mộc bản triều Nguyễn tại Huế chỉ còn biết được qua sách vở mà thôi.

Sức phá hoại khủng khiếp của loài mối.

 

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Dịch Vụ Diệt mối - Dịch Vụ Diệt Mối Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

 

Khách hàng tiêu biểu: 

Cong ty diet con trung