Bọ xít cắn người và biện pháp phòng tránh.

Bọ xít hút máu người gần đây liên tục xuất hiện khiến không ít người hoang mang, tự mua thuốc hóa học về phun. Các chuyên gia về côn trùng cho rằng đang là mùa sinh sản của loài côn trùng này và khuyên người dân tìm sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng.

1. Bốn loài bọ xít hay cắn người.

Người dân vừa cung cấp cho Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng 4 con bọ xít được cho là hút máu người.

Chiều 2/7, bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng đã có cuộc tiếp xúc với đại diện một số cơ quan báo chí đang hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng để thông tin về tình hình người dân bị bọ xít hút máu người cắn.

Ông cho hay, trường hợp người phụ nữ tên Nguyễn Thị Cẩm Thanh phản ảnh với Tiến sĩ Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng thực nghiệm (thuộc Viên Sinh vật – Tài nguyên sinh vật) về việc bị bọ xít cắn, hút máu gây ra cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ kéo theo chứng đau đầu, mặt phù nước… là có thật.

Tuy nhiên, chị Thanh trú tại địa chỉ 203/5 Nguyễn Tri Phương (phường Thạc Gián, quận Thanh Khê), trong khi thông tin do Tiến sĩ Trương Xuân Lam cung cấp cho báo chí lại là 273/5 Nguyễn Tri Phương (thuộc phường Hoà Thuận Đông, quận Hải Châu) nên khi đi kiểm tra chiều 30/6, Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng đã không tìm ra.

Bác sĩ Tôn Thất Thạnh xác nhận: “Cách đây vài tháng, chị Thanh có đến Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng để được tư vấn về một loại côn trùng cắn sưng tấy, gây mệt mỏi. Tuy nhiên ở thời điểm đó, chúng tôi hoàn toàn không có thông tin về loại bọ xít hút máu người. Vì vậy, cán bộ dịch tễ chỉ hướng dẫn chị đến các cơ sở điều trị”.

Ngoài chị Thanh, Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng cũng vừa tiếp thêm một số người dân trực tiếp đến phản ảnh bị côn trùng giống bọ xít cắn, gây sưng và ngứa. Đó là chị V. T. T.H (trú tổ 14 phường Tam Thuận, quận Thanh Khê); chị N.T T.T (trú tại K32 Lê Hữu Trác, quận Sơn Trà) và chị N. T. C. T (trú tại đường Nguyễn Tri Phương, quận Thanh Khê). Ngoài ra, có một phụ nữ tên T.T.V. (trú tại phường Thạch Gián, quận Thanh Khê) phản ảnh qua điện thoại là cách đây 10 ngày, con của chị cũng bị một loại bọ xít cắn.

Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng cũng đã tiếp nhận từ những người khai nhận bị bọ xít cắn 4 con bọ xít đã chết khô, màu đen. Chiều dài mỗi con bọ xít khoảng 2cm, chiều rộng từ 0,6 đến 1cm. Về hình dáng, loại bọ xít này giống bọ xít phát hiện tại Hà Nội và Thừa Thiên - Huế trong những ngày gần đây.

Hiện số bọ xít này đã được đánh dấu cụ thể và lưu trong ống nghiệm. Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng đã liên lạc với Viện Ký sinh trùng và côn trùng Quy Nhơn, thông báo về các người hợp nói trên. Đầu tuần đến, chuyên gia côn trùng học của Viện này sẽ đến Đà Nẵng trực tiếp khảo sát vật mẫu, lấy máu của người bị cắn để xét nghiệm.

“Chúng tôi sẽ thông tin với các cơ quan báo chí kịp thời về quá trình tiếp nhận và thông báo kết quả của các cơ quan chức năng cấp trên. Tuy nhiên, khi chưa có kết luận chính thức từ ngành chức năng, người dân cần bình tĩnh chủ động phòng tránh và không nên quá hoang mang lo lắng” – bác sĩ Tôn Thất Thạnh nói.

2. Biện pháp phòng tránh bọ xít hút máu.

Người lớn và đặc biệt là trẻ nhỏ khi ngủ dậy thấy vết đỏ bất thường thì lập tức phải kiểm tra giường chiếu. Tắt đèn, dùng đèn pin để tìm kiếm và giết chúng, không nên dùng bất cứ loại thuốc nào để diệt.

Ngày sau khi các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải thông tin về việc xuất hiện của con bọ xít hút máu người, nhiều bạn đọc đã phản ánh đến Báo VietNamNet và cho biết đã gặp phải con bọ đó. Đồng thời, họ cũng bày tỏ sự lo lắng trước tình trạng này cũng như mong muốn tìm một giải pháp phòng trừ.

Bạn Cam Thanh ở Đà Nẵng đã kể lại tình trạng mình đã trải qua khi bị con bọ này đốt. “Trong 3 tháng qua đã phát hiện loại bọ xít này cắn nhưng không biết tên. Mỗi lần cắn khoảng 5 - 10 nốt, khi cắn thì khó phát hiện vì bình thường cắn vào ban đêm. Sau đó thì gây ngứa, sưng tấy và chuyển thành đau đớn, thậm chí một số nốt bị lở loét. Tôi và gia đình phải đi khám bác sĩ dùng thuốc bôi và uống thuốc nhưng lâu lành từ 10 - 12 ngày“.

Theo các nhà khoa học thì, bọ xít hút máu có vòi cong, sắc tương tự ong hay muỗi; cơ thể to và dẹt, có màu nâu. Tiến sĩ Trương Xuân Lam - Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) cho biết, ông đã tìm được mẫu vật này ở Hà Nội, trong các khu vực Nghĩa Đô (Cầu Giấy), Gia Lâm, các khu phố dọc sông Hồng, sông Tô Lịch (Hà Đông),… Đặc biệt, trong các nhà nghỉ, khách sạn điều kiện vệ sinh không tốt sẽ tồn tại nhiều loại bọ xít này.

Ông Lam cho biết, ở khu vực Nghĩa Đô, nhóm làm nghiên cứu đã thu được 5 cá thể trưởng thành và 7 cá thể ấu trùng. Và ông Lam chắc chắn là loài bọ xít này vẫn đang sinh sôi ở trên gác xép nhà nhưng vì chưa có điều kiện vệ sinh, sắp xếp nên chủ nhà vẫn phải chấp nhận sống chung với chúng.

Loài này di chuyển rất chậm, chủ yếu là bò. Ban ngày chúng thường ẩn nấp ở khe tủ, khe giường và chỉ tối đến mới bò ra tìm mồi để đốt và phát triển nhiều vào mùa nắng nóng.

Có thể tìm kiếm loài bọ xít hút máu bằng cách vào ban đêm, tắt tất cả thiết bị điện và rọi bằng đèn pin tất cả các khe giường, tủ. Ngoài ra, những chùm trứng to màu trắng ngà bám vào thành ngoài của giường tủ cũng phải được diệt triệt để bằng cách cho vào túi và đốt đi hoặc giết tay.

Bọ xít hút máu người rất êm làm người bị đốt không có cảm giác gì. Ông Lam mô tả, khi đã đốt máu no say, con bọ xít có thể lớn bằng nửa ngón tay cái. Khả năng sinh tồn của chúng đáng kinh ngạc, thậm chí có thể tồn tại được trong quyển sách dày kẹp chặt đến 2 tuần hay có thể nhịn ăn từ 6 - 7 tháng mà không bị chết.

Người bị côn trùng này đốt sẽ mất khả năng miễn dịch và thường mệt mỏi, buồn ngủ. Theo Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thì người bị bệnh đầu tiên là do đi nghỉ mát ở Tam Đảo, sau khi về nhà thì thấy mệt mỏi, ngủ triền miên từ 16 - 18h/ngày.

Các nhà khoa học khẳng định bọ xít hút máu người khi đốt sẽ truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi gây bệnh Chaga’s qua đường máu. Ông Lam cho hay, trên thế giới đã có quá khứ khá tồi tệ với loài côn trùng này. Ở châu Mỹ Latinh có khoảng 16 - 18 triệu người bị bệnh chaga’s. Một số nước như Chile, Bolivia, Achentina, Brazil có khoảng 65% lãnh thổ bị loài bọ xít này truyền bệnh. Khi bệnh trở thành mạn tính sẽ dẫn đến tử vong do nghẽn mạch máu…

Tuy nhiên, ở Việt Nam đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về loài côn trùng này và TS. Trương Xuân Lam là người đầu tiên tìm hiểu về nó.

Ông Lam khuyến cáo, người dân không nên quá lo lắng về loại côn trùng này. Để tránh bọ xít hút máu, nhà cửa nên kê ít đồ đạc, giữ cho thông thoáng và vệ sinh sạch sẽ. Dù mùa đông hay hè cũng phơi đệm, quét khe giường thường xuyên. Nếu phát hiện ra loài này ở trong nhà phải kiểm tra lại toàn bộ nhà cửa. Không nên phun bất cứ loại thuốc nào để diệt côn trùng.

Bọ xít cắn người và biện pháp phòng tránh.

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!

 

Khách hàng tiêu biểu: 

Cong ty diet con trung