Diệt chuột hiệu quả từ những chiếc bẫy chuột đơn giản.

1. Bẫy cổ 150 năm vẫn diệt chuột hiệu quả.

Một con chuột bị mắc kẹt và chết trong chiếc bẫy 150 tuổi trưng bày tại bảo tàng ở Anh.

Chiếc bẫy 150 năm tuổi giết chết một con chuột. Ảnh: Bảo tàng Đời sống Đô thị ở Reading, Anh.

Các nhân viên của Bảo tàng Đời sống Đô thị ở Reading, Anh, nhận được email thông báo có một con chuột chết trong chiếc bẫy. "Hình như có một con chuột chết trong chiếc bẫy này. Con vật không được nhắc đến trong cơ sở dữ liệu của bảo tàng", người viết email cho biết.

Theo bảo tàng, con chuột vào trong chiếc bẫy ở phòng trưng bày để tìm nơi ấm áp. Con chuột đã lẻn qua phòng bảo vệ của Đại học Reading, qua lớp cửa ngoài và các nhân viên bảo tàng để trèo vào phòng trưng bày. Tại đó, nó tìm thấy nơi nghỉ chân hứa hẹn, một thiên đường đầy rơm, gỗ và vải dệt. Trong số hàng nghìn đồ vật, nó đã chọn đúng chiếc bẫy chuột, thứ được thiết kế để tiêu diệt nó cách đây 150 năm.

Chiếc bẫy chuột cũ này không có mồi nhử. Nó do công ty Colin Pullinger & Sons of Silsey ở West Sussex, Anh, sản xuất. Loại bẫy chuột này được cấp bằng sáng chế năm 1861.

"Hiện tại, xác con chuột vẫn ở trong bẫy cho đến khi chúng tôi quyết định sẽ làm gì với nó. Một lựa chọn là chôn cất trang trọng, hoặc chúng tôi sẽ sấy khô và biến nó thành một phần vĩnh viễn của chiếc bẫy", người quản lý bảo tàng chia sẻ.

2. Hiệu quả diệt chuột theo phương pháp Trần Quang Thiều.

Nhằm giúp bà con nông dân tiếp cận với công nghệ diệt chuột mới an toàn, chi phí thấp và hiệu quả cao, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh triển khai thực hiện mô hình “Diệt chuột theo phương pháp Trần Quang Thiều” đem lại những hiệu quả đáng ghi nhận. 
Những năm gần đây, huyện Sơn Tịnh là một trong những địa phương có nhiều diện tích lúa bị chuột thường xuyên gây hại nặng, chủ yếu tập trung ở những vùng gần sông suối, khu dân cư… Hình thức diệt chuột phổ biến nhất mà lâu nay bà con nông dân áp dụng là đào bắt, đánh bẫy, dùng thuốc hoá học, thậm chí dùng điện để bẫy chuột hết sức nguy hiểm, song hiệu quả mang lại chưa cao.

Mô hình diệt chuột theo phương pháp Trần Quang Thiều được thực hiện tại xứ đồng Di Du, thôn Minh Mỹ, xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh với quy mô diện tích 7,5 héc ta, có 86 hộ tham dự với số lượng 300 bẫy chuột. Bẫy được đặt trên đồng ruộng sau khi lúa được gieo sạ khoảng từ 15 - 20 ngày, trong giai đoạn đẻ nhánh là giai đoạn chuột bắt đầu gây hại trên đồng ruộng.

Anh Nguyễn Thành Quý ở thôn Minh Mỹ, xã Tịnh Bắc tham gia mô hình với diện tích 2 sào lúa, bắt đầu từ giai đoạn lúa trổ đòng. Anh cho biết: "Áp dụng phương pháp này diệt được nhiều chuột lại an toàn, sử dụng dễ dàng, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hiệu quả cao. Sau khi bẫy gom chuột lại mang đi tiêu hủy dễ dàng góp phần bảo vệ môi trường. Hồi trước chuột phá lúa khoảng 10% thì hiện nay chỉ còn phá khoảng 5%. Tuy ban đầu có tốn kém tiền mua bẫy nhưng sử dụng được nhiều lần".

Theo nghiên cứu thì tất cả những bẫy chuột từ trước giờ là phải có mồi và chuột phải đi vào bẫy từ phía trước mới sập bẫy, còn nếu đi từ hai bên hay từ phía sau thì chuột vẫn thoát. Vì vậy, bẫy đã được cải tiến dựa trên đặc tính của chuột là đi về cùng một đường, rất sợ mồi dính, không ăn mồi lạ để sáng tạo ra chiếc bẫy chuột. Chiếc bẫy diệt chuột hình bán nguyệt, không cần dùng mồi nhử, chiếc bẫy có thể đặt ở bất cứ địa hình nào trên dây, cây, mặt đất, mặt nước. Bẫy diệt được thiết kế có chốt an toàn, chốt này tránh cho người sử dụng va phải bẫy bị kẹp tay. Sau khi kéo bẫy thì phải kéo chốt an toàn. Do đó, bất cứ ai, kể cả trẻ nhỏ cũng có thể sử dụng được bẫy một cách an toàn, không lo bị kẹp tay.

Tập tính của con chuột khi đang chạy mà thấy vật cản là chúng sẽ quay sang tìm đường khác. Chiếc bẫy đặt sát vào tường, khi chuột chạy va vào tường, chúng sẽ chuyển hướng sang bên cạnh và bị sập bẫy. Bẫy chuột ngoài đồng thì đặt bẫy trên đường đi của chuột. Đặt dọc theo đường đi thì chuột sẽ sập bẫy. Trường hợp đồng bị ngập, chuột bơi để cắn lúa thì lấy chiếc gậy buộc bẫy để nổi trên mặt nước. Khi chuột bơi, gặp vật nổi là chúng sẽ bám vào. Khi đó chúng sẽ sập bẫy mà không thể cắn được lúa nữa. 

Kết quả, sau thời gian 2 tháng thực hiện, ruộng mô hình đặt bẫy diệt chuột theo phương pháp Trần Quang Thiều, tỷ lệ lúa bị hại tăng nhẹ qua các lần điều tra và đạt cao nhất là 1,15% tại thời điểm lúa giai đoạn trổ bông. Qua điều tra ruộng sản xuất ngoài đại trà liền kề có tỷ lệ lúa bị hại do chuột gây ra là khoảng 3,98%. Như vậy tỷ lệ lúa bị hại do chuột gây ra trong mô hình thấp hơn so với tỷ lệ lúa bị hại do chuột gây ra ngoài đại trà trong cùng điều kiện sinh thái là 2,83%.

Ông Phạm Văn Tùng – Phó trưởng trạm khuyến nông huyện cho biết: "Bả diệt chuột tuy có hiệu quả nhưng ảnh hưởng đến môi trường, chuột sau khi ăn bả thì chạy đến nơi khác để chết nên khiến người dân không hài lòng. Mô hình bẫy diệt chuột theo phương pháp Trần Quang Thiều cấp cho nhân dân đem lại hiệu quả khá cao, bà con rất đồng tình sử dụng".

Thực tế cho thấy mô hình “Diệt chuột theo phương pháp Trần Quang Thiều” được triển khai tại xã Tịnh Bắc đã đem lại hiệu quả cả 3 mặt về kinh tế, xã hội và môi trường. Hiệu quả kinh tế mang lại cho người nông dân khi sử dụng bẫy diệt chuột trên lúa so với không sử dụng bẫy diệt chuột là 386.000 đồng/héc ta. Việc diệt chuột bằng phương pháp Trần Quang Thiều vừa không gây ô nhiễm môi trường sinh thái trên đồng ruộng, vừa đảm bảo được sức khỏe cho người sản xuất.

Diệt chuột hiệu quả từ những chiếc bẫy chuột đơn giản.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

 

Khách hàng tiêu biểu: 

Cong ty diet con trung