Bốn loài côn trùng có nọc độc vô cùng nguy hiểm cho con người

Thế giới côn trùng, những loài có nọc độc thật đáng sợ hơn mọi người nghĩ. Mặc dù có thể có hình dáng rất đẹp nhưng những loài vật này lại là “sát thủ hàng loạt”, sẵn sàng cướp đi sinh mạng của bất kỳ sinh vật sống nào đến gần chúng.

Bốn loài côn trùng này có thể nói là vô cùng nguy hiểm nếu vô tình bị chúng đốt(cắn), có thể dẫn đến tử vong đấy nhé.

1. Bọ cạp Stalker

Bọ cạp Stalker sống ở vùng Bắc Phi và Trung Đông. Không như những loài bọ cạp thông thường mà vết cắn của chúng chỉ gây đau đớn sưng tấy trên cơ thể, nọc độc của bọ cạp Stalker có thể gây chết người.

Nạn nhân bị bọ cạp Stalker tấn công thường phải chịu những cơn đau đớn khủng khiếp trong cơ thể, sốt cao, bất tỉnh và có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Tuy vậy, hiện nay người ta đã tìm ra được phương pháp điều trị cho những người bị bọ cạp Stalker cắn nên nhiều nạn nhân đã may mắn thóat chết.

2. Nhện độc Brazil

Loài nhện độc Brazil hay còn gọi là Phoneutria từng được sách Kỷ lục Guinness công nhận là loài nhện có nọc độc nguy hiểm nhất trong số những loài nhện độc và là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những trường hợp tử vong của con người do bị nhện cắn.

Thí nghiệm cho thấy, chỉ cần 0,006 mg chất độc của nhện Phoneutria có thể làm chết một con chuột. Loài nhện này nguy hiểm ở chỗ, nó có thể sống ở bất kỳ nơi nào, trong mọi loại điều kiện khí hậu, thời tiết và sẵn sàng tấn công bất kỳ sinh vật nào đe dọa đến lãnh thổ của chúng.

3. Ong

Đa phần các loài ong đều có nọc độc, tùy theo loài mà sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gây chết người chỉ với trên 10 vết chích như ong vò vẽ, ong đất, nhưng cũng có loại không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe như ong mật.

Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine... Trong trường hợp bị ong đốt quá nặng, nạn nhân sẽ bị tím tái, sốc, trụy tim mạch..., có thể tử vong nếu không được cứu chữa tận tình.

Khi bị ong đốt, việc cần làm đầu tiên là khều kim chích khỏi vùng bị đốt bằng vật nhọn như mũi dao, đầu kim... Không dùng tay nặn để lấy kim, vì sẽ tạo điều kiện cho nọc độc thấm sâu hơn vào cơ thể.

Sau đó, rửa sạch vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, rồi đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá vào vùng bị sưng trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau (không đắp trực tiếp lên chỗ ong đốt).

4. Rết

Rết là loài động vật thuộc lớp nhiều chân, thường sống ở những nơi tối tăm ẩm thấp như gầm giường, gầm tủ, lá khô mục... kể cả trong quần áo. Chúng có thể tiết chất độc khi cắn bằng hàm răng phía trước, làm đối tượng sưng tấy. Nọc độc của rết không gây chết người, nhưng khiến người bị cắn cực kỳ đau đớn. Những triệu chứng đi kèm là nôn mửa và sốt. 

Khi bị rết cắn cần nặn cho nọc độc theo máu ra ngoài bớt. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, chườm lạnh tại chổ giúp giảm đau và giảm sưng. Nên sử dụng thêm thuốc giảm đau và kháng viêm.

Nguồn: news.zing.vn

Cong ty diet con trung

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!