Bẫy rập kết hợp lưới cước với chi phí thấp nhưng bắt chuột rất hiệu quả, ản toàn.

Chuột là loài gặm nhắm phá hại rất khủng khiếp đối với nhiều nước làm nông nghiệp là chính, loài chuột ăn thì ít nhưng cắn phá lại rất nhiều, chuột sinh sản nhanh do rất mắn đẻ, chuột bị nhà nông ghét bỏ vì sự phá hại của chúng. Tuy nhiên thịt chuột đồng lại ăn rất ngon, được nhiều người yêu thích, một số nơi thịt chuột được xem là món ăn đặc sản và được bán trong cả nhà hàng.

Dưới đây là cách diệt chuột rất hiệu quả của một lão nông.

Mô hình giăng lưới kết hợp bẫy chuột thủ công của nông dân huyện Phú Tân, tỉnh An Giang vừa an toàn, hiệu quả, vừa giảm thiểu tình trạng phá hoại lúa do chuột gây ra.

Những tháng giữa năm, do mùa mưa đến chậm, các ruộng lúa không thường xuyên xả lũ nên tình hình chuột tấn công cắn phá mùa màng của nông dân, gây thiệt hại về số lượng và chất lượng sản phẩm nông sản ngày một nhiều hơn. Nhiều nông dân “đau đầu” vì phải sử dụng nhiều phương pháp bẫy chuột như: đào hang, bơm nước, sử dụng chó, mèo diệt chuột, dùng bẫy lồng, bẫy rập, bẫy cây trồng,...nhưng mang lại hiệu quả không cao.

Vụ Đông Xuân năm 2014 với diện tích trồng nếp hơn 1ha, lão nông Đỗ Văn Thiệt ngụ ấp Phú Hạ, xã Phú Xuân, huyện Phú Tân (An Giang) đã mua lưới cước “thí điểm” bao quanh ruộng lúa và kết hợp bẫy rập thủ công để phòng ngừa chuột tấn công. Ban đầu thấy lưới cước rách nên ông Thiệt để bẫy rập vào nơi đó, sau đó thấy bẫy được chuột và các loại khác nên ông bắt đầu bố trí thêm bẫy và đã mang lại hiệu quả bất ngờ.

Mô hình không quá phức tạp với chi phí đầu tư cho lưới cước hơn 1,5 triệu đồng và 1,5 triệu đồng cho hơn 300 rập chuột thủ công. Lưới cước được bao quanh ruộng lúa khi bắt đầu xuống giống với chiều cao lưới 0.8m, chôn sâu 0,1m và bố trí các rập chuột xung quanh bằng cách khoét những lỗ nhỏ vừa với chiếc rập. Khoảng cách các rập có chiều dài từ 40 - 50cm tùy theo kích cỡ bố trí cho phù hợp.

Ông Thiệt cho biết thêm: “Sau khi xuống giống là bắt đầu tiến hành giăng lưới cước và các rập chuột với chiều dài gần 500m. Qua gần 6 vụ lúa nếp cho thấy hiệu quả đạt rất cao, lúa phát triển xanh tốt, không gây nguy hiểm đến người và môi trường, tuổi thọ của cước cũng khá bền lâu, đến nay đã 3 năm mà vẫn chưa bị hư hại gì nhiều”.

Ngoài thu nhập từ lúa nếp, với việc lập bẫy như thế mỗi ngày ông Thiệt còn kiếm thêm thu nhập từ chuột, rắn, ếch,.... mắc bẫy với khoảng từ 20 - 30 con các loại hoặc 2-3 kg chuột/ngày. Với giá bình quân khoảng 40.000 đồng/kg chuột, mỗi năm ông trồng 2 vụ, mỗi vụ thu nhập từ chuột đồng trong khoảng 3 tháng, ước tính ông kiếm được hơn 14 triệu đồng/năm. Ba năm qua ông đã kiếm được số tiền từ chuột nhiều hơn gấp 14 lần số vốn bỏ ra.

Ông Thiệt hồ hởi: “Trồng nếp hơn 20 năm qua, chuyện lúa bị chuột cắn phá rất đau đầu và gây thiệt hại không nhỏ cho gia đình nên khi tìm được biện pháp bẫy chuột vừa tiện lợi, vừa không tốn nhiều công sức, hiệu quả lai cao tôi rất mừng. Bởi bẫy thủ công như vầy vừa an toàn vừa không ảnh hưởng tính mạng con người. Nhiều tin tức đã đưa, nhiều trường hợp chỉ vì bảo vệ lúa mà nông dân sử dụng xung điện vô tình gây chết người để lại hậu quả lớn và đau xót”.

Nguồn: danviet

Biên soạn lại: dietcontrunghieuqua.com

Cong ty diet chuot

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!