Dịch vụ diệt côn trùng - Bộ y tế cùng với Sở Y tế Hà Nội tiến hành họp khẩn chống dịch sốt xuất huyết do muỗi gây ra

Dịch sốt xuất huyết do muỗi vằn gây ra đang là nổi lo của người dân cũng như các ban ngành y tế. Cần có biện pháp diệt muỗi, phòng bệnh sốt xuất huyết một cách hiệu quả hơn.

Trước tình hình dịch diễn biến bất thường, Bộ trưởng Y tế yêu cầu Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, giảm tình trạng quá tải, hạn chế thấp nhất tử vong do SXH. Đồng thời Bộ trưởng yêu cầu Hà Nội tăng cường tập huấn, hỗ trợ điều trị cho các bệnh viện tuyến dưới, các trạm y tế trên địa bàn thành phố, chú trọng điều trị ngoại trú bệnh nhân SXH.

Hà Nội cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, làm sao cho người dân biết phòng chống muỗi bằng các biện pháp cần thiết như xua muỗi bằng hương,hoặc bôi kem xoa chống muỗi, ngủ màn, vệ sinh môi trường quanh nhà, loại bỏ các vật dụng có thể chứa nước trong.

Ngoài phun thuốc chống muỗi tại các ổ dịch trọng điểm, Bộ trưởng Y tế yêu cầu Hà Nội nên lập bản đồ để chiến dịch phun đảm bảo đầy đủ và thuận tiện cho việc kiểm tra, rà soát, phun lần sau. Đội phun dịch cần có chuyên gia hướng dẫn, đảm bảo đầu phun, máy móc, kỹ thuật phun thuốc diệt muỗi phải chính xác. 

Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết để giảm tải bệnh nhân SXH và đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh, BV đã thành lập khu điều trị dã chiến chuyên tiếp nhận bệnh nhân mắc SXH.

Tương tự, tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mặc dù cơ sở 2 của bệnh chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, trong đợt dịch SXH này đã được tận dụng làm BV dã chiến. Theo đó các bệnh nhân SXH đến khám tại BV ở cơ sở 1 nếu cần điều trị dài ngày và những bệnh nhân nhẹ đều được chuyển đến cơ sở 2.

Giám đốc BV Nguyễn Văn Kính cho biết, hiện BV đã đề xuất với TP Hà Nội thành lập riêng 1 chuyến xe bus chuyên chở bệnh nhân từ cơ sở 1 sang cơ sở 2.

Về nguồn lây của SXH theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, SXH gây ra do vi rút Dangue. Vi rút này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là Den 1, Den 2, Den 3 và Den 4. Bệnh nhân nhiễm với chủng vi rút nào, thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng vi rút đó, chính vì vậy, một người có thể mắc SXH tới 4 lần trong đời.

Cũng theo ông Nguyễn Nhật Cảm, SXH không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh, mà chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm vi rút, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Như vậy, việc tiếp xúc trực tiếp giữa người khỏe mạnh và người bệnh SXH không làm lây bệnh.

Còn bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ươn thông tin về cơ chế truyền bệnh SXH. Theo đó khi muỗi đốt người bệnh, hút phải máu có vi rút sau đó vi rút nhân lên trong cơ thể muỗi, muỗi đi đốt người khác, người đó sẽ mắc bệnh.

Ngoài ra, vi rút truyền sang trứng muỗi. Khi muỗi đẻ trứng nở thành loăng quăng lột xác thành muỗi thế hệ con. Lúc này, muỗi đi đốt người, truyền vi rút cho người khác khiến họ mắc SXH.

Nếu người đang SXH mà hiến máu, người nhận máu có thể nhiễm, nhưng điều này sẽ khó xảy ra bởi người đang mắc SXH thì không thể hiến máu. Các cơ sở y tế chưa ghi nhận ca sốt xuất huyết nào lây qua bơm kim tiêm, và chưa ghi nhận ca nào lây từ máu của người SXH huyết dính vào vết thương hở của người lành.

Nguồn: news.zing.vn/bo-y-te-tiep-tuc-hop-khan-ve-sot-xuat-huyet-post772358.html

Bo Y te tiep tuc hop khan ve sot xuat huyet hinh anh 1

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!