Côn trùng có lợi, côn trùng có hại, thuốc phòng khi bị côn trùng đốt

Côn trùng, hay sâu bọ, là một lớp (sinh vật) thuộc về ngành động vật không xương sống, chúng có bộ xương ngoài làm bằng kitin, cơ thể có ba phần (đầu, ngực và bụng), ba cặp chân, mắt kép và một cặp râu. Côn trùng là nhóm động vật đa dạng nhất hành tinh, gồm hơn một triệu loài đã được mô tả và gồm hơn một nửa số sinh vật sống. Số loài còn sinh tồn được cho là từ sáu đến mười triệu loài, và đại diện cho 90% dạng sống của các loài động vật khác nhau trên Trái Đất. Côn trùng có thể sống được ở hầu hết các môi trường sống, mặc dù chỉ có số ít các loài sống ở biển và đại dương, nơi mà động vật giáp xác chiếm ưu thế hơn.

I. Sáu loài côn trùng có lợi:

1. Rệp muỗi

Ấu trùng nhỏ xíu, là loài côn trùng bay có chân dài, chúng ăn hơn 60 loài rệp vừng bằng cách dùng nọc độc làm tê liệt con mồi. Phấn hoa sẽ thu hút rệp muỗi đến vườn nhà bạn.

2. Ong ruồi

Ong ruồi cái trưởng thành tiêm trứng của nó vào các sâu bọ chủ. Sau đó các ấu trùng được nuôi dưỡng bên trong vật chủ, bao gồm ấu trùng sâu bướm, bọ cánh cứng, và rệp vừng. Các vật chủ chết khi ấu trùng đã phát triển xong. Trồng các cây hoa nhỏ có mật như thì là, mùi tây, cà rốt hoang, và cỏ thi để thu hút ong ruồi về vườn của bạn.

3. Rệp kim

Rệp kim ăn rệp vừng, sâu bướm nhỏ, rầy lá, bọ trĩ, và các loài gây hại khác. Sử dụng một dải lưới để tìm bắt các con rệp kim ở các cánh đồng cỏ linh lăng, và sau đó thả chúng vào vườn của bạn.

4. Bọ đất cánh cứng

Bọ đất cánh cứng hoạt động về đêm là loài động vật ăn thịt, háu ăn các loài sên, ốc sên, sâu ngài đêm, giòi bắp cải, và các côn trùng hại khác sống trong đất vườn nhà bạn. Một ấu trùng bọ cánh cứng có thể ăn nhiều hơn 50 con sâu bướm! Trồng các cây lâu năm trong vườn cho chúng một môi trường sống ổn định, hoặc trồng cỏ ba lá trắng để phủ mặt đất trong vườn cây ăn trái.

5. Bọ cánh ren 

Cả ấu trùng và bọ cánh ren trưởng thành đều ăn rệp vừng, sâu bướm, rệp sáp, rệp, bọ trĩ, và ruồi trắng. Cây bạch chỉ, cây phòng phong, cúc vạn thọ tây, và cây cải gió ngọt sẽ thu hút bọ cánh ren đến vườn.

6. Bọ rùa

Bọ rùa trưởng thành ăn rệp vừng, nhện, và rệp sáp, và các ấu trùng háu đói của chúng thậm chí còn nguy hiểm hơn đến các loài vật hại trong vườn. Trồng cây bạch chỉ, cây phòng phong, cây thì là, và cỏ thi để thu hút chúng.

II. Sáu loài côn trùng có hại:

Kiến ba khoang 

Loại côn trùng này có tên khoa học là Rove Beetle, mang trên mình loại độc chất có thể gây dị ứng da. Không gây tử vong nhưng kiến ba khoang có thể gây ngứa và viêm loét da người. Nếu điều trị không đúng cách, chữa theo dân gian, người bị đốt dễ bị nhiễm trùng cơ hội. Cách tốt nhất là mua thuốc sát trùng, thuốc chữa côn trùng cắn để thoa trên da, hoặc dùng xà phòng rửa sạch vùng da tiếp xúc với công trùng.

Sâu 

Đây cũng là một trong những loại côn trùng gây kích ứng da. Loại sâu có lông, có gai dễ gây kích ứng hơn sâu thân trơn. Người tiếp xúc có cảm giác ngứa, nhức hoặc phồng da. Cách điều trị tại chỗ là rửa sạch điểm tiếp xúc, bôi thuốc sát trùng.

Bọ xít hút máu người 

"Hút máu" người, nhưng đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy bọ xít hút máu gây bệnh hoặc làm tử vong. Một số người cơ địa dễ bị kích ứng mà bị bọ xút cắn nhiều lần có thể gây sốt và cơn sốt sẽ chóng khỏi.

Muỗi 

Đây là loài gây bệnh nhiều nhất vì số lượng lớn, sinh sản nhanh và lại biết bay. Hai loại muỗi thường gây bệnh là muỗi sốt xuất huyết và muỗi gây bênh sốt rét. So với nỗi lo về các loại côn trùng khác thì muỗi là đáng lưu tâm hơn cả bởi sốt xuất huyết và sốt rét đều có khả năng làm chết người.

Bọ chét 

Đây là loại côn trùng thường sống trên vật chủ là chuột, dơi, mèo, chó. Nguy hiểm nhất là bọ chét sống trên chuột bị mắc bệnh hạch. Quy trình gây bệnh khi bọ chét hút máu chuột mang bệnh, sau đó đốt cho người. Bệnh từng tạo thành dịch lớn và làm tử vong nhiều người. Hơn 20 năm qua dịch bệnh này đã được khống chế. Người bệnh thường sốt cao sau khi bị bọ chét cắn. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là nên đến bệnh viện để bác sĩ khám.

Các loại bọ chét sống trên mèo, chó, dơi thường không gây bệnh cho người.

Ong độc

Một số loại ong có nọc cực độc như vò vẽ có thể gây suy hô hấp, suy thận và chết người nếu bị đốt quá nhiều. Đặc tính của ong là thường chỉ tấn công khi bị con người vô tình hoặc cố ý chọc phá tổ. Cách điều trị hữu hiệu khi bị ong đốt là đến bệnh viện để được theo dõi. Trường hợp nặng phải vừa hỗ trợ hô hấp vừa lọc máu liên tục.

III. Ba loại thuốc cần có trong nhà phòng khi bị côn trùng đốt.

Trong nhà bạn nên luôn có sẵn cồn 70 độ, mỡ corticoid và kem phenaegan, trị rất hiệu quả nếu bị muỗi, bọ xít hút máu, ong, kiến ba khoang... đốt. 

Hầu hết trường hợp bị côn trùng cắn hoặc đốt đều gây phản ứng nhẹ ngứa, khó chịu, nổi mề đay, sưng tấy tại chỗ. Với một số loại côn trùng như ong vò vẽ, kiến ba khoang, bọ xít hút máu… phản ứng có thể mạnh hơn như đau nhói, rát kinh khủng; một số trường hợp bị sốc phản vệ, phù nề, khó thở.

Nếu sơ cứu đúng cách, những tổn thương trên da sẽ dịu đi nhiều. Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, để phòng ngừa bị kiến ba khoang và các loại côn trùng khác đốt, trong nhà nên chuẩn bị sẵn 3 loại thuốc: Cồn 70 độ, mỡ corticoid và kem phenaegan.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!