Dịch vụ diệt côn trùng - Côn trùng độc cắn(đốt) rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Hơn 90% các loài côn trùng có ích cho con người, hệ sinh thái, ngành nông nghiệp,...tuy nhiên một số loài côn trùng có nọc độc nếu vô tình bị chúng đốt mà không được chữa trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

1. Cách côn trùng truyền bệnh cho chúng ta.

Côn trùng truyền bệnh qua hai cách chính. Thứ nhất là bằng cách lan truyền vi trùng dính bên ngoài cơ thể chúng. Giống như người ta mang đất vào nhà khi đi giày bẩn vào, cũng vậy “ruồi nhà có thể mang hàng triệu vi trùng dính nơi chân chúng, và khi đủ nhiều, các vi trùng đó có thể gây bệnh”, theo cuốn Encyclopœdia Britannica. Chẳng hạn, ruồi có thể dính đầy vi trùng khi đậu vào phân, rồi sau đó truyền vi trùng khi bay đậu vào thức ăn hay đồ uống của chúng ta. Chính qua cách này mà con người bị nhiễm những chứng bệnh gây suy nhược và tử vong như thương hàn, kiết lỵ và cả dịch tả. Ruồi cũng có vai trò trong việc truyền bệnh đau mắt hột, nguyên nhân gây mù mắt hàng đầu trên thế giới. Bệnh đau mắt hột có thể làm mù vì nó khiến giác mạc, phần trong suốt nằm trước tròng đen, bị hóa sẹo. Trên thế giới có khoảng 500 triệu người mang bệnh này.

Gián vốn sinh sôi trong nơi dơ bẩn, cũng bị nghi là tác nhân truyền bệnh do mang vi trùng bên ngoài cơ thể chúng. Ngoài ra, các chuyên gia cũng liên kết sự bùng phát gần đây của bệnh suyễn, đặc biệt là ở trẻ em, với chứng dị ứng gián. Chẳng hạn, hãy hình dung Ashley, một em gái 15 tuổi đã nhiều đêm bị khó thở vì bệnh suyễn. Khi bác sĩ sắp sửa nghe phổi em, một con gián rớt ra khỏi áo Ashley và chạy băng qua giường khám bệnh.

2. Phòng tránh côn trùng đốt.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, trong giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 9, thời tiết nóng bức, kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại côn trùng sinh sôi, phát triển. Các loại côn trùng thường cắn, đốt người là: ruồi, muỗi, ong, kiến, nhện, ve, rết, bọ chét, bò cạp, rệp… Chúng còn là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh dịch như sốt rét, sốt xuất huyết. Vết cắn của côn trùng ban đầu chỉ là vết thương rất nhỏ nhưng sau đó sẽ sưng to do phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với kháng nguyên từ vết đốt, cắn do côn trùng gây ra. Tất nhiên không phải loại côn trùng nào đốt cũng gây nguy hiểm cho cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy, côn trùng có loại gây độc và không gây độc. Hầu hết những trường hợp bị côn trùng cắn, đốt chỉ xảy ra phản ứng nhẹ tại chỗ bị đốt như sưng nề đỏ, ngứa và đau trong vòng 48 giờ sau khi bị đốt. Tuy nhiên có khoảng 3% - 5% số trường hợp bị côn trùng cắn, đốt có thể dẫn tới những phản ứng nguy hiểm cho cơ thể.

Trong đó cần lưu ý, khi bị một số loài côn trùng như rết, nhện, bò cạp cắn thì nọc độc của chúng có thể gây ức chế thần kinh, loét da, hoại tử da và phần mềm xung quanh vết cắn. Còn nếu bị ong hay kiến ba khoang cắn có thể bị phù, mệt mỏi, nôn, ù tai, rối loạn đông máu…

Để phòng tránh côn trùng đốt, các bác sĩ khuyến cáo mọi người khi ngủ cần mắc màn, kể cả ban ngày. Tại các nơi thường làm việc vào buổi tối dưới ánh đèn cần đóng cửa sổ hoặc cửa phải có lưới ngăn côn trùng bay vào, nhất vào mùa mưa bão. Có thể dùng thuốc bôi chống muỗi và các côn trùng khác. Khu vực nhà ở, giường ngủ cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để loại bỏ nơi trú ngụ của côn trùng. Phun thuốc diệt côn trùng những bụi rậm, xung quanh khu dân cư.

Khi bị côn trùng cắn, đốt cần phải rửa ngay vết đốt, vết cắn bằng nước sạch. Tốt nhất là dùng vòi nước xịt có áp lực mạnh rửa sạch vết thương để loại bớt vi khuẩn và các chất tiết của côn trùng. Rửa kỹ vết thương bằng xà phòng, nước muối, sau đó lau bằng cồn hoặc các thuốc sát khuẩn. Vết đốt phải được rửa càng sớm càng tốt vì để quá 6 giờ thì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.

Để giảm ngứa, sưng, nổi mẩn, có thể dùng một cục nước đá đặt lên vết cắn, đốt chừng 5 phút. Dùng muối ăn trộn với ít nước cho sền sệt rồi thoa lên vết cắn. Nếu vết đốt của côn trùng chỉ là vết đỏ, bạn có thể điều trị tại nhà, dùng nước muối sinh lý 9‰ hoặc nước vôi loãng chấm lên vết cắn ngày 3 - 4 lần, tránh kỳ cọ làm trầy da sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.

Trường hợp vết cắn đau rát nhiều, bạn cần đến khám và điều trị ở chuyên khoa da liễu. Hơn nữa, khi bị côn trùng cắn, đốt, bệnh nhân cần nhận dạng chính xác loại côn trùng cắn để báo cho bác sĩ biết, sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị.

3. Côn trùng độc cắn(đốt) rất nguy hiểm cho trẻ.

Nhiều loại côn trùng độc khi cắn vào cơ thể con người gây nên những bệnh nguy hiểm dù dấu hiệu cũng vẫn chỉ là mụn ngoài da như nhiều bệnh về da thông thường khác.

Trẻ bị ngứa - nếu chủ quan sẽ gặp nguy hiểm

Trong những ngày hè nóng nực, trẻ nhỏ rất hay bị những bệnh ngoài da. Với những trẻ có nhiều mồ hôi do tuyến mồ hôi bị bít kín, không thoát ra ngoài được, nguy cơ mắc các bệnh này càng cao hơn. Những lúc thấy trẻ bị ngứa hoặc nổi ban ngoài da, cha mẹ thường cho rằng do con bị dị ứng thời tiết, mẩn đỏ thông thường hoặc bị bệnh chân tay miệng nếu thấy có nốt ở miệng, chân, tay... Sau đó, hoặc là cha mẹ sẽ tự chẩn đoán bệnh và mua thuốc bôi ngoài da cho con. Nhưng nhiều bậc cha mẹ không biết rằng, mụn ngoài da không đơn thuần chỉ là biểu hiện của những bệnh ngoài da, nó hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm nào đó mà trẻ đang mắc phải. Nếu không cho con đi khám cẩn thận thì sẽ rất dễ nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai thuốc, bệnh trầm trọng hơn và đe dọa tính mạng trẻ. 

Trường hợp của bé V.A (con chị Nguyễn Linh ở Hà Đông, Hà Nội) là một ví dụ. Cách đây 1 tuần, chị Linh phát hiện những mụn nhỏ trên tay, chân của con gái. Đối chiếu với các triệu chứng bệnh tay chân miệng thấy vết ban không giống nhau, con lại không sốt nên chị nghĩ con bị kiến cắn hay muỗi đốt. Chị lấy kem trị côn trùng cắn bôi cho con, thế nhưng mụn cũ vừa lặn, mụn mới lại nổi lên, lần này lan ra khắp người. Do không thấy con có biểu hiện ngứa ngáy nên chị yên tâm tiếp tục dùng thuốc đó vì cho rằng từ từ mụn sẽ hết. Tuy nhiên,, sau đó, bé có biểu hiện sốt, ớn lạnh, nôn ọe... 

Lúc này chị mới quyết định đưa con đi bệnh viện đi khám. Sau khi siêu âm, thử máu, bác sĩ kết luận con chị bị nhiễm trùng máu. Nguyên nhân có thể do bị côn trùng có độc đốt, các mụn mủ của con đã thành viêm da bội nhiễm chứ không phải chỉ là dị ứng thông thường. Cũng theo bác sĩ, nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến viêm não, viêm cơ tim, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. 

Xử lý và phòng ngừa khi trẻ bị côn trùng khi bị cắn.

Khi trẻ bị côn trùng cắn hoặc đốt, sơ cứu bằng cách nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra (nếu có) và làm sạch vết thương bằng xà phòng hoặc chất sát trùng. Hạn chế để bé gãi làm độc tố phát tán rộng hơn. Nếu cào gãi mạnh, vết cắn sẽ nặng hơn vì nhiễm trùng do tay bẩn; da trầy xước, để lại sẹo. Sau đó, mẹ nên thoa thuốc tại chỗ cho bé với thành phần kháng viêm và giảm ngứa.

Tuyệt đối không dùng nước cốt chanh hay mật ong, giúp giảm ngứa nhưng không có tác dụng diệt khuẩn, thậm chí có thể gây kích ứng, viêm tấy. Dầu xanh có chứa chất lỏng Metyl Salicylat, thấm tốt qua da, giúp giảm đau, nhưng dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Khi xoa ở diện rộng, có thể làm rối loạn thân nhiệt. 

Dọn vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, sử dụng chất xua côn trùng theo chỉ dẫn các chuyên gia. Cần cho trẻ em chế dộ dinh dưỡng tăng sức đề kháng, không nên cho trẻ chơi ngoài đất.

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!