Nguy hiểm khôn lường từ vết đốt của côn trùng có chức nọc độc.

Nhiều loại côn trùng dù rất nhỏ bé như: ong, rết, kiến,... nhưng chỉ với một vết cắn, châm hoặc đốt, chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

- Côn trùng đốt gây ra tình trạng dị ứng

Các loại côn trùng đốt người là muỗi, ong, kiến, ve, bọ chét… Chúng còn là vật trung gian truyên nhiều loại bệnh dịch như sốt rét, sốt xuất huyết, nhiễm trùng… Vết đốt ban đầu rất nhỏ, nhưng sau đó sẽ sưng to hơn và gây ra những phản ứng dị ứng. Sau 48 giờ, độc tố đi sâu vào máu hơn, đưa cơ thể đến tình trạng nguy kịch.

- Biểu hiện của vết đốt

Vết cắn, đốt điển hình của côn trùng thường nổi các sẩn ngứa. Vị trí vết cắn tùy vào từng loại côn trùng: vết cắn của rệp giường thường ở cổ, thân mình của ve thường ở cẳng chân, ở muỗi thường ở tứ chi… Bệnh nhân có thể bị đau nhức, ngứa nhiều ở vết cắn.

Nọc độc của một số loài như rết, nhện, bò cạp có chứa chất độc thần kinh hoặc nọc độc gây sưng phồng, kết hợp tập tiểu cầu, huyết khối. Chúng có thể aay loét da, hoại tử da và phần mềm xung quanh vết cắn. Nọc côn trùng còn có thể gây triệu chứng toàn thân như: sốt, ớn lạnh, nôn, ban đỏ ngoài da, ngứa, vàng da, chuột rút, nhiễm khuẩn…

- Cảnh giác ong, rết, kiến…

Theo giới chuyên môn, loài bọ xít hút máu sống bằng máu người hoặc động vật. Khi không có động vật, chúng sẽ tìm đến người để hút máu.

PGS-TS Trương Xuân Lam - Trưởng Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ Việt Nam) - cho biết bọ xít hút máu đã tồn tại từ rất lâu nhưng mới được phát hiện từ năm 2011. Loài sinh vật này xuất hiện ở nhiều thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Huế… và đã tấn công không ít người.

Sau khi bọ xít đốt và hút máu, các vết đốt có biểu hiện đau, rát, sưng tấy và rất dễ lan rộng ra xung quanh. Có trường hợp vết đốt gây sưng to, phù nề diện rộng, mưng mủ. Một số người mẫn cảm với vết đốt của côn trùng có thể bị sốt. Nhiều trường hợp vết đốt ở chân hoặc tay sưng to và phù nề rộng có thể dẫn tới không cử động được. Vị trí các vết đốt thường ở sau gáy, cổ, bả vai, sau lưng, cánh tay và chân.

Bác sĩ Bùi Văn Khánh, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết côn trùng có loại gây độc và không gây độc khi đốt. Hầu hết các trường hợp bị côn trùng đốt chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ tại chỗ bị đốt như sưng nề đỏ, ngứa và đau. Những biểu hiện này thường tự biến mất trong một vài giờ mà không để lại di chứng. Khoảng 10% trường hợp có phản ứng xung quanh vùng bị đốt với một quầng đỏ lan rộng, ngứa nhiều và đau nhức. Quầng đỏ này thường phát triển sau 2 ngày và tồn tại trong vòng 1 tuần.

Bên cạnh các phản ứng tại chỗ, trong khoảng 1%-3% trường hợp, vết đốt của côn trùng có thể gây ra phản ứng toàn thân - như: nổi mày đay, phù nề mặt, co thắt phế quản, nặng nhất là sốc phản vệ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tính mạng người bị côn trùng đốt có thể nguy hiểm. Ong, rết, kiến… là các loại côn trùng phổ biến gây ra những phản ứng nặng nề.

“Khi bị cả đàn ong tấn công, nạn nhân đau buốt, vùng bị đốt sưng nề, tấy đỏ, thậm chí thấy mệt mỏi, khó thở, tức ngực, huyết áp tụt, vật vã kích thích, hôn mê và tử vong” - bác sĩ Khánh cảnh báo. Do đó, nếu bị côn trùng đốt, cần rửa kỹ vết đốt hay vùng da tiếp xúc với côn trùng ngay bằng xà phòng, chườm đá lạnh 5 phút rồi rửa kỹ lại bằng nước muối. Nếu đau rát nhiều, tổn thương nhiễm trùng, hóa mủ thì nên đến các cơ sở y tế khám bệnh và điều trị, tránh biến chứng.

- Xử lý côn trùng đốt

Khi bị côn trùng cắn, chúng ta phải xử lý như sau: Bệnh nhân cần nhận diện chính xác loại côn trùng cắn để báo cho bác sĩ biết giúp ích rất lớn trong điều trị như quyết định sử dụng kháng sinh phòng bệnh dịch.

Loại bỏ côn trùng bằng nhiều cách như đập chết, bắt côn trùng khỏi da. Thông thường những côn trùng hút máu nhỏ thường có hàm răng rất cứng, bám chắc vào da thịt nên khi bứt ra được thân hình của chúng nhưng hàm răng vẫn còn, điều này gây nhiễm khuẩn cho da.

Tiếp đó bạn cần rửa vết cắn của côn trùng bằng nước sạch. Tốt nhất là dùng vòi xịt nước có áp lực cao, loại bớt vi khuẩn và các chất tiết của côn trùng. Vết cắn phải được rửa càng sớm càng tốt, không nên để vết thương quá 6 giờ vì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Tuyệt đối không khâu bết thương côn trùng đốt mà chỉ cần làm sạch, băng kín chúng là được.

- Những cái chết thương tâm do ong đốt

Anh Tiến cùng anh ruột Huỳnh Ngọc Tiên (46 tuổi) và một người hàng xóm đi phát rẫy ở gần nhà. Nhóm người này vô tình phát trúng tổ ong mật trong bụi rậm khiến đàn ong vỡ tổ bay ra tấn công. Anh Tiến kiệt sức vấp ngã khi vừa chạy tới gần ngôi nhà gần đó để tránh. Hai người kia sau khi thoát được vòng vây của đàn ong quay trở lại thì phát hiện anh Tiến nằm bất động trước hiên nhà với hơn 100 mũi đốt khắp cơ thể. Cả ba người được người dân đưa đi cấp cứu ngay sau đó, nhưng anh Tiến đã tử vong.

Trước đó, ngày 14-9-2014, 3 cháu bé trong cùng một gia đình ở tỉnh Đăk Nông đang chơi ngoài vườn bị bầy ong vò vẽ làm tổ trên cây lao xuống đốt. Cháu bé 3 tuổi đã tử vong, chị và anh của bé vẫn trong cơn nguy kịch, được cứu chữa ở Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh. Người nhà các cháu cho biết: 4 ngày trước các bé rủ nhau ra chơi ngoài vườn, bất ngờ gia đình nghe tiếng khóc thét của bọn trẻ. Khi người lớn chạy ra phát hiện bầy ong vò vẽ đang lao vào đốt 3 đứa trẻ.

Ngay sau khi giải cứu các bé khỏi đàn ong, gia đình chuyển cả 3 cháu đến bệnh viện địa phương cấp cứu. Nhưng do bị trúng độc nọc ong quá nặng, chỉ vài giờ sau khi nhập viện đứa em út 3 tuổi đã tử vong. Cháu trai 5 tuổi thì nôn ra máu bầm và tiểu ra máu đỏ tươi, cháu gái 8 tuổi cũng trong tình trạng nguy kịch. Sau khi được cấp cứu tích cực, 2 cháu được bệnh viện địa phương chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 2 để có điều kiện điều trị tốt hơn. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 thăm khám, xác định cháu trai bị 35 vết đốt khắp cơ thể; còn cháu gái bị 15 vết đốt. Cả 2 cháu đều bị rối loạn đông máu do trúng độc nọc ong quá nặng. Các cháu đã được hồi sức tích cực và lọc máu liên tục trong 2 ngày để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Sau nhiều ngày điều trị, sức khỏe của các cháu đang dần bình phục.

Ngày 14-8, hai chị em ruột (15 và 13 tuổi) ở thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, đang cắt cỏ trong rừng thì bị ong vò vẽ đốt tổng cộng khoảng 140 mũi trong đó người em bị đốt trên 100 mũi dẫn đến suy đa tạng, tổn thương gan và thận, hoại tử cơ, phải cấp cứu ở Bệnh viện Sản – Nhi TP Đà Nẵng.

Ngày 3- 8, bốn bà cháu ở thôn Gia Thạnh, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định bị ong đốt phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, trong đó cháu Châu Lê Xuân Mai 5 tuổi, đã tử vong.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!