Cả nước có trên 14.000 người mắc sốt xuất huyết (SXH), 4 người tử vong.

Loài muỗi có phải là côn trùng nguy hiểm nhất thế giới hay không? Theo nghiên cứu thì muỗi gây ra nhiều bệnh tật chết chóc cho con người, một số bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra như: sốt xuất huyết, sốt rét, virus zika,... cho đến nay bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh.

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có trên 14.000 người mắc sốt xuất huyết (SXH), 4 người tử vong. Hà Nội có 57 người mắc và không có trường hợp tử vong nhưng vẫn đang ráo riết chuẩn bị phòng chống loại dịch bệnh nguy hiểm này. 

Cả nước có 4 ca tử vong

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 14.754 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 4 tử vong (tại Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau và Khánh Hòa), giảm 37,7% so với cùng kỳ của năm 2017; 6.950 trường hợp mắc tay chân miệng; 135 trường hợp mắc sởi.

Riêng tại Hà Nội, theo PGS, TS Hoàng Đức Hạnh, PGĐ Sở Y tế, từ đầu năm đến ngày 22/4/2018, toàn Thành phố ghi nhận 81 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có tử vong. Bệnh nhân phân bố rải rác tại 20/30 quận, huyện, thị xã.

"Con số này cho thấy, số mắc sốt xuất huyết giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 ghi nhận 508 trường hợp – giảm 84%). Hiện nay chưa ghi nhận ổ dịch lớn, ổ dịch nhiều bệnh nhân." - ông Hạnh nói.

Phó Giám đốc Sở Y tế cũng nhận định, trong thời gian vừa qua, tình hình dịch bệnh tại Hà Nội ổn định, nằm trong tầm kiểm soát: Không ghi nhận các ổ dịch lớn, các ca bệnh đơn lẻ được khoanh vùng xử trí kịp thời đúng quy định và đặc biệt là chưa ghi nhận trường hợp tử vong do dịch bệnh.

Hà Nội không chủ quan, phòng ngay khi chưa có dịch

Tuy nhiên, theo ông Hoàng Đức Hạnh, dịch bệnh sốt xuất huyết là một loại dịch bệnh gần như không thể dự báo trước được tình hình, hơn nữa, đây lại là loại bệnh chưa có vắc xin, chưa có thuốc đặc trị nên việc phòng chống vẫn là quan trọng nhất.

“Với điều kiện thời tiết, môi trường, dân cư đi lại cũng như tình hình dịch bệnh của năm 2017, chúng tôi cho rằng, sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến phức tạp và các nguy cơ vẫn có thể xảy ra” – ông Hạnh nói. Nhưng ông Hạnh cũng lạc quan: “Chủ quan mà nói thì năm nay dịch sốt xuất huyết không quá căng thẳng như năm 2017 nếu chúng ta chủ động ngay từ đầu năm và có biện pháp tích cực.

Trả lời câu hỏi của VnMedia về các biện pháp phòng dịch, ông Hạnh cho biết: “Năm 2017, dịch đến sớm nhất, nhanh nhất, chưa bao giờ diễn biến như vậy. Rút kinh nghiệm, ngay từ tháng 12/2017, chúng tôi đã tham mưu kế hoạch phòng chống dịch không giống như mọi năm mà theo từng phương án, tùy theo từng tình hình để có thái độ xử lý khác nhau” - ông Hạnh nói.

“Ví dụ khi chưa có dịch thì phải làm gì, khi có bệnh nhân mà chưa có ổ dịch thì làm gì và khi có ổ dịch thì phải làm gì.; ổ dịch ở quy mô phường xã hay quận huyện thì sẽ có các phương án khác nhau… Chúng tôi không đợi có dịch mới chống” - ông Hạnh thông tin.

Hiện nay, những nơi chưa có bệnh nhân thì giám sát véc tơ, nếu số véc tơ cao thì phải cho vệ sinh môi trường và tuyên truyền ngay chứ không đợi có bệnh nhân mới làm.

“Với việc phòng chống dịch bệnh này, một mình sở Y tế không thể làm được mà phải dựa vào cộng đồng nên chúng tôi đã yêu cầu các quận huyện ký cam kết ngay từ đầu năm” - PGS, TS Hoàng Đức Hạnh nhấn mạnh.

Theo PGĐ Sở Y tế, thời tiết đang chuyển sang mùa hè (nóng ẩm, mưa nhiều) là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển, vì vậy các quận, huyện, thị xã cần tăng cường triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường diệt bọ gậy chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cho bản thân và gia đình như: thường xuyên vệ sinh môi trường diệt muỗi, bọ gậy tại hộ gia đình và các khu vực lân cận, ngủ màn, xoa hương tránh muỗi...

Cũng tại buổi giao ban báo chí, Phó Giám đốc Sở Y tế cũng thông tin về tình hình một số dịch bệnh khách, trong đó đáng chú ý, bệnh tay chân miệng đang có dấu hiệu gia tăng trên địa bàn Thành phố. Theo đó, đã có 234 trường hợp mắc tay chân miệng, không có trường hợp tử vong, số mắc phân bố rải rác tại 28/30 quận, huyện, thị xã. Chưa ghi nhận ổ dịch lớn, ổ dịch nhiều bệnh nhân.

“Để chủ động phòng chống dịch bệnh này cần nâng cao sức đề kháng và tăng cường công tác vệ sinh môi trường khử khuẩn, đặc biệt lưu ý triển khai thường xuyên tại các nhà trẻ, mẫu giáo trên địa bàn” - ông Hạnh lưu ý.

Ngoài ra, Phó Giám đốc Sở Y tế cũng nhấn mạnh, để chủ động phòng chống bệnh sởi, các bậc phụ huynh cần cho trẻ đi tiêm chủng vắc xin đúng thời gian quy định vì đây là biện pháp phòng chống bệnh sởi hiệu quả nhất hiện nay.

Nguồn: vnmedia.vn

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Muỗi - Dịch Vụ Diệt Muỗi - Công Ty Diệt Côn Trùng Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!