Săn chuột vừa giúp giảm thiệt hại cho cây trồng vừa kiếm thêm thu nhập.

Chuột là loại động vật rất tinh khôn và nhanh nhẹn, có bộ răng phát triển liên tục cả vòng đời, do đó chuột thường hay phải mài răng, cắn phá, gặm nhấm tất cả các thứ.

Để hạn chế tác hại của chuột trên đồng ruộng các bạn phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp và đặc biệt phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản là: phải tiến hành sớm, tiến hành thường xuyên, liên tục, tiến hành đồng loạt trên diện rộng... chứ để đến lúc tác hại của chúng quá nặng mới ra tay, thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao.

Bẫy chuột đồng để bảo vệ mùa màng:

Thời điểm này, nước bắt đầu lên dần cũng là lúc chuột tìm nơi cao hơn để trú ngụ. Những gò cao là nơi lý tưởng thường tập trung khá nhiều chuột. Cùng thời điểm, người dân bắt đầu vào mùa săn bắt loài gặm nhấm này vừa giúp giảm thiệt hại cho cây trồng vừa kiếm thêm thu nhập.

Từ đầu tháng 7-2018 đến nay, nước lũ đậm đặc màu phù sa lên nhanh đã tràn vào đồng ruộng, vườn tược ở các huyện, thị xã đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp… Khi nước lên, chuột chạy lên các gò cao để trú ngụ. Đây là điều kiện thuận lợi để nông dân săn bắt chuột đồng. Bên cạnh các biện pháp bắt chuột, như: Bắn bằng súng săn tự chế, đâm, ví cù khi gặt lúa, hun khói vào hang, đặt chà bắt chuột đồng… người dân các huyện Thanh Bình, Tam Nông còn đặt bẫy rập chì. Rập được bỏ mồi là cua, ốc, cá chết… để dẫn dụ chuột chui vào.

Anh Võ Văn Dòm ở ấp Nam, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình cho biết, hiện gia đình đã chuẩn bị hơn 150 cái rập chì các loại. Mỗi cái rập chì có giá từ 15.000-20.000 đồng. Sau khi bỏ mồi vào rập chì xong, rập được đặt dọc theo bờ nước ngập, cỏ mọc nhiều. Cứ qua một đêm vào sáng hôm sau anh Dòm đi thăm bẫy và thu về "chiến lợi phẩm" (xem ảnh). Mỗi lần như vậy, anh bắt được từ 3 đến 5 kg chuột đồng và đem bán cho bạn hàng ở chợ với giá bình quân 40.000đồng/kg.

Cách diệt trừ chuột:

1. Biện pháp phòng

Trước hiện tượng chuột gây hại ruộng lúa thì cần phải chú ý thực hiện sớm và liên tục trên cả cánh đồng sẽ làm hạn chế sự sinh sản của chuột và giảm rất lớn số lượng chuột gây hại trong sản xuất, nếu trong vụ này mà bị chuột gây hại nhiều trên diện rộng, thì ngay cuối vụ cần phải có kế hoạch để diệt trừ chuột, đề phòng chuột tiếp tục gây hại ở vụ sau, cụ thể như sau:

- Về thời vụ: cần tổ chức xuống giống và thu hoạch đồng loạt, để thuận lợi cho việc phòng trừ.

- Xác định cơ cấu giống: Không nên gieo nhiều giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau, và nhiều loại cây trồng trên cùng cánh đồng, để không có nguồn thức ăn liên tục và nơi cư trú an toàn cho chuột.

- Vệ sinh đồng ruộng: Cắt đứt nơi trú ẩn, sinh sống của chuột bằng cách phát quang bụi rậm, không để ruộng hoang, phá ổ chuột tại các bờ ruộng ngay sau khi thu hoạch vụ trước.

2. Các biện pháp kỹ thuật diệt trừ chuột: Khi phát hiện có hiện tượng chuột cắn phá gây hại thì cần áp dụng đồng thời nhiều biện pháp cùng một lúc thì mới có hiệu quả cao, cụ thể như:

- Biện pháp canh tác: làm mất nơi cư trú của chuột bằng cách kiểm tra và phá hủy những nơi chuột trú ẩn, dựa vào tập tính không đi lùi và tìm chỗ chui khi có vật cản nên dùng nilon để bao xung quanh ruộng và đặt lồng để bắt chuột. Nếu có nước thì có thể giữ ở mức cao trong giai đoạn lúa làm đòng và trổ để gom chuột lên chỗ cao rồi tổ chức săn bắt.

- Biện pháp thủ công: bắt diệt chuột bằng cách tìm và đào hang, đổ nước, hun khói, xông hơi bằng đất đèn (khí đá), đốt rơm trộn ớt khô… hiện nay trên thị trường có bán viên thuốc xì gà diệt chuột của Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn rất tiện dụng và hiệu quả, bịt các ngóc ngách, rồi đốt một viên xì gà bỏ vào hang, thuốc bốc khói có lưu huỳnh xông vào hang khiến chuột bị ngạt thở rồi chết, bằng cách này sẽ diệt chuột được cả hang, không gây ô nhiễm lại rất dễ thao tác, dùng chó săn đuổi... Dùng các loại bẫy để bắt như bẫy bán nguyệt, bẫy lồng sập, bẫy dính… Vì chuột là động vật rất tinh khôn nên cần ngụy trang cẩn thận như dùng mồi nhử thích hợp (khoai lang, sắn tươi, ngô, cua, cá,…) đặt bẫy sát bờ ruộng, ở những nơi có chuột thường qua lại…

- Biện pháp sinh học: Dùng bả diệt chuột sinh học BCS, Biorat hoặc KillRat 0,005% đặt nơi có chuột thường qua lại, khoảng 5 - 6 m đặt 1 mô bả, mỗi mô bả khoảng 5-10 gam, số mô bả và lượng bả cần linh động tăng giảm theo mật độ chuột và mức độ gây hại.

- Biện pháp hoá học: Chỉ sử dụng bả thuốc hoá học ở những nơi xa khu dân cư, nơi đang bị chuột phá hại trầm trọng, chuột có thói quen là nếm thử thức ăn có độc hay không, do đó cần đặt bả mồi không có thuốc liên tiếp 3 - 5 ngày để đánh lừa, làm chuột mất cảnh giác, sau đó thì dùng bả mồi có dùng thuốc. Sử dụng các loại thuốc: Storm, Rat K 2%D, ... để diệt chuột; cách sử dụng: Dùng lúa luộc nhẹ cho nứt vỏ trấu để làm mồi, trộn 1 gói thuốc Rat K 2%D 10 gam trộn với 0,5 kg mồi, khi trộn xong là đem đặt thành từng mô ở những nơi chuột thường qua lại, tùy theo mật độ và mức độ gây hại của chuột mà tăng hoặc giảm lượng mồi bả cho phù hợp, cần chú ý đây là loại thuốc độc nên chỉ sử dụng ở nơi xa khu dân cư, thông báo cho người dân biết nơi có đặt bả mồi độc, thu gom mồi thừa và xác chuột chôn cẩn thận để đảm bảo an toàn cho người và môi trường.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!