Cách xử lý khi bị ong đốt sao cho hiệu quả.

Loài ong tuy là côn trùng có ích cho hệ sinh thái cũng như con người. Tuy nhiên cần hết sức thận trọng với loài côn trùng này, vì một số loài ong có nọc độc, khi bị chúng đốt có thể nguy kịch đến tính mạng, trường hợp tệ nhất dẫn đến tử vong.

Cứ đến cuối hè, đầu Thu, số người bị ong đốt tăng lên rất nhiều do đây là mùa có nhiều loại hoa quả như dứa, nhãn, vải… thu hút ong. Đáng nói, trẻ em là đối tượng thường bị ong đốt do hay tò mò nghịch ong, chọc phá tổ ong.

Thời gian gần đây, tại BV Bạch Mai, những nạn nhân bị ong tấn công có đủ lứa tuổi khác nhau, từ trung tuổi đến em bé 5 tuổi, đa phần là do vô tình chạm phải ong hoặc đi qua tổ ong. ThS-BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc cho biết, ngày nào Trung tâm cũng tiếp nhận bệnh nhân bị ong đốt nhập viện. Thời điểm hiện tại có 4 bệnh nhân đang được điều trị tại Trung tâm, trong đó có 2 trường hợp nặng, suy đa tạng.
Trong tháng 8, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận 3 trẻ nhập viện do bị ong đốt trong đó có 2 bé ở tình trạng suy đa phủ tạng (vô niệu, suy thận cấp, suy gan, rối loạn chức năng đông máu), suy hô hấp, suy tuần hoàn và phải lọc máu liên tục…

Theo TS Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương: Tai nạn do ong đốt là tai nạn thường gặp ở trẻ, tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gần như không độc (ong mật) nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với mươi vết chích như ong vò vẽ, ong đất, ong đất (ong bắp cày), ong bầu. Để tránh hậu quả thương tâm có thể xảy đến với trẻ do tai nạn ong đốt, người lớn cần trang bị kiến thức “phản ứng nhanh” cho trẻ và các thành viên trong gia đình khi gặp ong đốt. “Phải hết sức bình tĩnh, cần tìm chỗ tránh ngay, không vung tay xua đuổi ong loạn xạ càng thu hút số lượng ong tới nhiều hơn. Ngay sau khi bị ong chích cần rửa sạch các vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng và dùng kềm nhỏ để rút hết các vòi chích của ong ra; đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề khoảng 15-20 phút có thể giúp giảm đau giảm đau và giảm phù nề. Phải đưa người bị ong đốt đến cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các dấu hiệu: Số lượng vết đốt nhiều (trên 10 nốt), bị ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loại ở các vùng rừng núi; Bị đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng; Nạn nhân có các biểu hiện khó chịu như: Đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở, mệt nhiều.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, cha mẹ nên dạy trẻ em, khi ong bay đến, không hoảng sợ chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không bay theo nữa), thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để phòng ngừa ong đến làm tổ... Nếu đưa trẻ đi dã ngoại, cha mẹ tránh cho con mặc quần áo màu sặc sỡ, không dùng nước hoa, mỹ phẩm… có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong.

Nguồn: ngaynay.vn/suc-khoe/xu-ly-khi-bi-ong-dot-124758.html

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!