Sốt xuất huyết có dấu hiệu tăng tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội.

Loài muỗi nguy hiểm như thế nào bạn đã biết chưa? Nếu như bạn chưa biết thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của loài muỗi đối với con người.

Muỗi - côn trùng gây ra nhiều chết chóc nhất mỗi năm, vậy mà vẫn còn nhiều người tỏ ra coi thường loài côn trùng bé nhỏ này. Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học thì muỗi được cho là loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới, chúng gây ra nhiều bệnh tật chết chóc cho con người, một số bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra như: sốt xuất huyết, sốt rét, virus zika,...

Thời gian gần đây số ca mắc các bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng. Đặc biệt là sự gia tăng cục bộ ở một số địa phương. Bộ Y tế cảnh báo hiện nay là thời gian cao điểm với điều kiện thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển và làm tăng nguy cơ bùng phát dịch.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thời gian gần đây ở một số tỉnh, TP ghi nhận số mắc tăng cao cục bộ các ca bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết trong đó có TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội...

Riêng bệnh tay chân miệng so với cùng kỳ năm 2017 số ca mắc trên cả nước giảm 18,9%, số trường hợp nhập viện giảm 14,9%. Tuy nhiên, một số tỉnh, TP ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh và Hà Nội. Đáng chú ý, số mắc chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%). Các týp vi rút chủ yếu là EV71 chiếm 21%, EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng và gây tử vong đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của vi rút gây bệnh tay chân miệng ở Việt Nam.

Đối với bệnh sởi, tích lũy 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 2.942 trường hợp sốt phát ban tại 51 tỉnh, TP trong đó 1.093 trường hợp mắc sởi dương tính tại 40 tỉnh, TP; 1 trường hợp tử vong tại Hưng Yên (bệnh nhân có bệnh lý nền viêm phổi kéo dài).

So với cùng kỳ năm 2017, số mắc sốt phát ban tăng 10,2 lần. Các tỉnh có số mắc sốt phát ban và sởi dương tính cao như: Hà Nội (531 trường hợp sốt phát ban, 307 dương tính), Lào Cai (481 trường hợp sốt phát ban, 162 dương tính), Điện Biên (468 trường hợp sốt phát ban, 33 dương tính), Thanh Hóa (236 trường hợp sốt phát ban, 129 dương tính), Sơn La (186 trường hợp sốt phát ban, 83 dương tính), Quảng Ninh (106 trường hợp sốt phát ban, 61 dương tính).

Độ tuổi mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi chiếm 21,4% và 1-4 tuổi chiếm 37,8%. Trường hợp đã được tiêm chủng (chiếm 13,6%), còn lại phần lớn là các trường hợp không được tiêm chủng (chiếm 44,5%) và không rõ tiền sử tiêm chủng (chiếm 41,9%).

Trong khi đó, thế giới và khu vực có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp: Bệnh tay chân miệng bùng phát tại khu vực Tây Thái Bình Dương trong năm 2017 và tiếp tục ghi nhận số mắc cao trong năm 2018; bệnh sốt xuất huyết có số mắc cao hàng năm và gây ảnh hưởng nặng nề nhất ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương; bệnh sởi vẫn ghi nhận mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó một số quốc gia khu vực châu Âu đã công bố loại trừ nhưng đã ghi nhận trở lại do không duy trì được tỷ lệ bao phủ vaccin sởi.

“Đây là thời gian cao điểm với điều kiện thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển và làm tăng nguy cơ bùng phát dịch. Cùng đó, trẻ em, học sinh vừa tựu trường bước vào năm học mới, nguy cơ dịch bệnh bùng phát và lây lan trong trường học, cơ sở giáo dục là rất lớn“, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Dự báo trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh có thể sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, ngoài nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào nước ta, thì các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát cục bộ, nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, không để bùng phát và lan rộng trong thời gian tới, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và các bà mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bao gồm: Thực hiện rửa tay bằng xà phòng để tạo thành thói quen và nếp sống vệ sinh phòng chống dịch bệnh; thực hiện vệ sinh cá nhân và giữ ấm cơ thể; vệ sinh môi trường và xử lý khử trùng vật dụng sinh hoạt; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn uống đủ chất, cân đối để tăng sức đề kháng của cơ thể.

Nguồn: ngaynay.vn/suc-khoe/nguy-co-bung-phat-dich-benh-neu-khong-phong-chong-quyet-liet-129297.html

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Muỗi - Dịch Vụ Diệt Muỗi - Công Ty Diệt Côn Trùng Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!