Tác hại do loài chuột gây ra trên đồng lúa trong vài năm qua là không nhỏ, ảnh hưởng đến đời sống bà con nông dân làm nghề lúa.

Hãy cùng điểm lại một số thiệt hại do loài chuột gây ra đối với đồng lúa, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng đến cuộc sống bà con nông dân trồng lúa.


Chuột gây hại ruộng lúa hại tại Quảng Điền:

Vụ sản xuất Đông Xuân năm 2013, toàn huyện Quảng Điền đưa vào gieo cấy 4.600 ha lúa, cây lúa đang phát triển khá tốt, tuy nhiên chuột phá hoại mùa màng gây khó khăn cho người dân. 

Toàn huyện có hơn 60 ha lúa bị chuột phá hoại. Tại thửa ruộng của ông Lê Sang, xã viên HTX sản xuất nông nghiệp số 2 thị trấn Sịa, chuột cắn phá gây thiệt hại hơn 35%. Ông Sang cho biết, diện tích lúa bị chuột phá hoại hoàn toàn gia đình đã tiến hành gieo sạ lần 2, lần 3 nhưng kết quả cũng không mấy khả quan. Hiện nay, gia đình phải chuyển qua cấy mạ nhưng chuột vẫn tiếp tục phá hoại dù rằng đã triển khai nhiều biện pháp hưn dùng bẩy, bả, thuốc diệt chuột. Trước tình trạng đó, gia đình buộc phải rải thuộc bảo vệ thực vật, thuốc diệt chuột trên các thửa ruộng, việc này khá tốn kém, về lâu dài gia đình không đủ điều kiện.

Không riêng gì gia đình ông Sang, nhiều bà con nông dân trên địa bàn huyện cũng đang phải đối mặt với tình trạng chuột phá hoại mùa màng. Khắp trên các cánh đồng của huyện Quảng Điền ở đâu cũng bị chuột cắn phá, nặng nhất là những vùng ruộng nằm ven bãi cồn mồ, đê đập Ê Cô của các xã Quảng An, Quảng Phước, Quảng Thái và Quảng Lợi.

Tại xã Quảng Thái, anh Trần Thanh Nhơn - xã viên HTX Thống Nhất - nhìn ngắm những diện tích lúa đã hơn 1 tháng tuổi của mình mà không khỏi ngậm ngùi tiếc nuối khi bị chuột cắn trơ thân. Anh Nhơn cho biết: Do đặc thù của các diện tích ruộng nằm ở khu vực Bắc Biên, xung quanh là hệ thông đê Ê Cô ngăn mặn đã được rải đá hộc nên chuột “thích” vào trú ngụ. Điều này khiến bà con không thể đào hang diệt chuột. Bà con cũng đã dùng các biện pháp như dùng bẩy bã, thuốc diệt chuột nhưng cũng không ăn thua.

Được biết, trước khi bước vào mùa vụ, các địa phương đã tiến hành ra quân và đã diệt trên 20.000 con chuột. Nhưng do số lượng chuột quá nhiều, tốc độ sinh trưởng rất nhanh nên chưa thể ngăn chặn triệt để nạn cắn phá lúa của người dân. Theo ông Lê Văn Tân – Phó chủ nhiệm HTX sản xuất nông nghiệp số 2 thị trấn Sịa thì HTX đã bỏ ra hơn 12 triệu đồng để hỗ trợ tiền diệt chuột cũng như thuốc diệt chuột. Tuy nhiên, những diện tích lúa đã bị chuột phá hiện nay đành bỏ hoang vì lúa đã lớn không thể tỉa dặm được.

Chuột gây hại ruộng lúa hại tại Quảng Điền


Chuột gây hại ruộng lúa tại tỉnh Phú Yên:

Năm 2012, khu vực Nam Trung Bộ hầu như không có đợt lũ lụt lớn nào xảy ra. Chính vì vậy, chuột và một số loài sâu bệnh gây hại trên đồng ruộng không những không bị tiêu diệt trên diện rộng mà ngược lại còn sinh sôi nhiều hơn những năm trước. 

Trước thực tế đó, tại tỉnh Phú Yên, ngay khi vào vụ lúa đông xuân năm 2012-2013, việc vệ sinh đồng ruộng, trong đó đào hang bắt chuột được nhiều nông dân tiến hành và đã có hàng ngàn con chuột được tiêu diệt. Tuy nhiên, vì chuột có tốc độ sinh sản khá nhanh, nơi cư trú rộng nên mặc dù nông dân đã áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn, tiêu diệt nhưng vẫn có nhiều cánh đồng vẫn bị chuột cắn hại.

Ông Võ Hồng Châu ở xã Hòa Định Đông, huyện Phú Hòa cho biết: “Tui trồng lúa hơn 20 năm nhưng chưa có năm nào phải đối diện với nạn chuột hoành hành như năm nay. Nhà tui mới gieo sạ gần 2 sào ruộng nước 2 vụ, mạ đang phát tiển tốt, lá xanh tươi thì chuột xuất hiện, cắn gãy thân, coi như mất trắng cả đám. Không chỉ ruộng của gia đình tui bị thiệt hại mà nhiều mảnh ruộng của các gia đình khác cũng bị chuột hoành hành, cắn phá, tạo thành những khoảng trống “da beo” trên đám ruộng. Có nơi, chuột cắn phá đến hơn 40% diện tích đã gieo sạ”. Theo ông Châu, mấy ngày gần đây, ông và hàng xóm thường đặt bẫy để diệt bớt chuột. “Mới đầu, nó chưa biết còn dại dột sa bẫy; một đêm tui bắt được vài chục con. Thế nhưng, khi đã bắt đầu quen thì chuột rất khôn, biết cách né đường khác để không dính bẫy nữa. Và lúa tiếp tục bị phá hoại”, ông Châu ngao ngán nói.

Ngoài việc đặt bẫy, một số người dân đã dùng bao nilong dùng để làm tường rào nhằm để ngăn chặn chuột vào ruộng, dùng dầu nhớt thải quét xung quanh bờ ruộng để xua đuổi chuột hoặc dùng chó, mèo để bắt chuột nhưng cũng không mấy khả thi. Gần một tuần nay, hễ tối đến là ông Hà Văn Minh ở huyện Tây Hòa cùng con trai cầm sào ra ruộng đuổi chuột. Ông huơ sào khắp các bờ vùng, vừa huơ vừa la to tiếng để đuổi chuột. Theo ông Minh, cách làm này có hiệu quả nhưng rất mất sức. Thế nhưng, với hy vọng còn được gánh lúa cuối vụ nên hai cha con ông luân phiên cầm sào ra đồng mỗi tối. Còn bà Nguyễn Thị Hoa ở xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa vì không dám ra ruộng buổi đêm nên nghĩ ra cách làm hình nộm; đồng thời cắm quanh đám ruộng một số cây có cột bao nilon ở đầu để gió thổi qua kêu thành tiếng dọa chuột. “Lúa mới lên mạ mà chuột đã cắn phá thể này thì ai mà không xót của, nóng mặt. Vì vậy, ai ai cũng nghĩ ra đủ mọi cách để cứu lúa nhà mình”, bà Hoa bộc bạch.

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên, trong vụ đông xuân năm nay nông dân gieo sạ được hơn 25.000ha lúa. Hiện có hơn 30ha lúa ở các huyện Đông Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa và TP Tuy Hòa bị chuột cắn phá với tỷ lệ từ 30-50% diện tích lúa của từng hộ dân. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên cho biết, hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên đã áp dụng bã sinh học piorac để diệt chuột, loại bã này không làm cho chuột chết nhanh như các bã hóa học khác nhưng khi chuột ăn phải sẽ bị mắc bệnh và chết sau vài ngày. Những con chuột khác sinh sống cùng hang ổ cũng có khả năng lây bệnh và chết theo. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng trong thời điểm gieo sạ, trong khi đó chuột có thể cắn phá trong từng giai đoạn phát triển của lúa, nhất là trong giai đoạn lúa đẻ nhánh và đồng trổ. Do đó, nông dân nên áp dụng nhiều biện pháp để tiêu diệt chuột nhưng tuyệt đối không dùng xung kích điện, bởi có thể gây ra nhưng hậu quả khó lường như về tính mạng con người.

Chuột gây hại ruộng lúa tại tỉnh Phú Yên


Chuột gây hại ruộng lúa tại tỉnh An Giang:


Nước lũ đã về với hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang), trên các cánh đồng xuất hiện tình trạng chuột cắn phá ruộng lúa, dẫn đến thiệt hại hoa màu của nông dân.

Hơn nửa tháng qua, từ tờ mờ sáng là ông Châu Phốt, ấp Ninh Hòa, xã An Tức, huyện Tri Tôn có mặt trên đồng ruộng để kiểm tra, thu gom xác lúa bị chuột cắn phá. Gieo sạ 10 công lúa thu đông với giống lúa OM 6073 đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông thì chuột đến cắn. ông Châu Phốt cho biết: Tỉ lệ thiệt hại hiện tại 30% diện tích, nếu tiếp tục bị chuột phá hoại, thiệt hại sẽ cao hơn. Từ khi gieo sạ đến nay, ngày nào cũng bị chuột cắn lúa. Giặm vá lại, vài ngày sau lũ chuột lại cắn tan nát.

Bên cạnh đó, ruộng của ông Nguyễn Văn Kim Khỏe gần đến ngày thu hoạch hoạch cũng bị chuột đồng cắn đến quặp đọt, có nhiều chỗ bị chuột quần phá diện tích rộng. Ông Khỏe ấm ức: "Tôi thấy lúa bị chuột cắn phá dữ quá, sốt ruột mua 2 kg thuốc Biorat về đặt ở ruộng. Vài ngày đầu chuột ăn bả chết nhiều. Nhưng sau đó chúng không ăn bả nữa, còn lúa thì vẫn bị cắn phá. Mấy năm trước nước lớn, chuột rút lên bờ đào hang thành ụ còn đỡ khổ chứ nước thấp thì rầu lần. Năm nay, chuột sinh sản nhiều và cắn phá càng dữ dội hơn". Ở xã An Tức, diện tích nền đất ruộng lúa mùa đạt 200 héc-ta. Anh Trần Khắc Hoài, Chủ tịch UBND xã cho hay, tình trạng chuột cắn phá lúa rải rác khắp địa bàn 7 ấp của xã. Mức độ thiệt hại lên 30%, khiến nông dân thiệt hại kinh tế, mùa màng thất bát. Trạm bảo vệ thực vật đã cung cấp thuốc cho các hộ nông dân ủ trong rơm, và phối hợp bắt chuột để giảm bớt thiệt hại".

Vụ lúa mùa năm nay, huyện Tri Tôn dự kiến gieo cấy 2.880 héc-ta. Huyện có kế hoạch xuống giống 1.790 héc-ta lúa vụ 3 (cao sản ngắn ngày), tập trung ở Tà Đảnh 330 héc-ta, Tân Tuyến 310 héc-ta, thị trấn Tri Tôn 320 héc-ta, Cô Tô 280 héc-ta, Lương Phi 180 héc-ta, Lương An Trà 130 héc-ta. Riêng, trên nền lúa mùa ruộng trên sẽ gieo cấy 2.830 héc-ta lúa đặc sản (lúa thơm) ở 9 xã, thị trấn vòng quanh núi Cô Tô và núi Dài. Trong đó, các xã có diện tích lớn: Ô Lâm 720 héc-ta, Lê Trì 600 héc-ta, Núi Tô 420 héc-ta...

Tình trạng chuột cắn phá lúa đang là nỗi lo của nông dân địa phương. Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn: Mật độ chuột cắn phá hiện nay từ 5 - 10 % tổng diện tích và rải rác khắp các chân ruộng lúa mùa, khiến nông dân lo lắng. Địa bàn Tri Tôn sản xuất nông nghiệp liên tục, mùa nào cũng có lúa và rau màu. Đồng bào Khmer được tiếp cận, ứng dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, nhưng phát sinh nhiều đối tượng gây hại cây trồng, bất lợi nhất là loài chuột.

Hiện nay lưu lượng nước tràn đồng thấp và có rất nhiều nền đất không ngập nước, tạo môi trường cho chuột đồng sinh sôi phát triển, rồi kết hợp với chuột núi cắn phá trên các cánh đồng ven biên giới. Ngoài ra dọc theo các triền đồi, vùng Bảy Núi, những đám rẫy, hoa màu cũng bị chuột tàn phá, gây ảnh hưởng nặng đến năng suất cây trồng. Giải pháp hiện nay là người dân địa phương tổ chức đào hang, gài rập, đặt bẫy bắt chuột, bảo vệ hoa màu.

Chuột gây hại ruộng lúa tại tỉnh An Giang

 

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

 

Khách hàng tiêu biểu: 
Khach san o sai gon
Hotel in hcmc