Chiếc bẫy ruồi của lão nông ở Minh Lập có vẻ rất hiệu quả đây.

Một số bệnh nguy hiểm do loài ruồi truyền bệnh.

Các bệnh mà ruồi đóng vai trò lây nhiễm bao gồm bệnh qua đường tiêu hóa như lỵ trực trùng, lỵ amíp , tả, thương hàn, giun đũa, giun tóc, ấu trùng sán lợn; bệnh về mắt như mắt hột, nhiễm khuẩn mắt, bệnh giun mắt Thelazia; bệnh ngoài da như viêm da cấp tính, nấm da, bệnh phong (hủi).

Quả thực, những vị khách bất đắc dĩ này sẽ gây quá nhiều phiền toái cho chúng ta và chính chúng làm cho bữa tiệc kém hấp dẫn và còn gây hậu quả nghiêm trọng thậm chí truyền dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả.

Phòng chống ruồi bằng cách nào?

Để có được bữa ăn an toàn, ngon miệng và tránh dịch bệnh theo đường tiêu hóa do ruồi truyền, chúng ta cần tích cực phòng chống ruồi bằng sử dụng các biện pháp sau:

- Cải thiện vệ sinh môi trường:
+ Làm giảm hoặc loại trừ nơi đẻ trứng của ruồi bằng cách vệ sinh chuồng trại gia súc, gia cầm, quản lý phân và chất thải con người, xử lý rác thải tốt.

+ Làm giảm nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến như mùi của thức ăn, mùi của các ổ đẻ của ruồi.

+ Đề phòng sự tiếp xúc của ruồi và mầm bệnh như hố xí, người ốm và chất thải của họ, lò mổ, động vật chết...

+ Bảo vệ không cho ruồi tiếp xúc với thức ăn, vệ sinh nhà ăn...

- Diệt ruồi:
+ Phương pháp vật lý như đập ruồi, bẫy ruồi bằng bẫy đèn, bẫy dính, bẫy nước, lưới điện...

+ Phương pháp hóa học như bả ruồi, phun thuốc diệt ruồi trưởng thành hay diệt dòi.

Một số bệnh nguy hiểm do loài ruồi truyền bệnh.


Chiếc bẫy ruồi của lão nông ở Minh Lập có vẻ rất hiệu quả đây.

Với đam mê sáng tạo, ông Mai Văn Cúc (65 tuổi) ở ấp 5, xã Minh Lập (Chơn Thành) đã sáng chế ra chiếc bẫy, tiêu diệt hàng chục ngàn con ruồi, nhặng mỗi ngày. Sáng chế của ông Cúc đã góp phần làm sạch môi trường sống ở nông thôn.

Giới thiệu về sản phẩm mới của mình, ông Cúc cười khiêm tốn: “Thấy ruồi nhặng đậu nhiều quá, tôi mày mò tìm cách làm ra chiếc bẫy này. Giờ bẫy được nhiều ruồi, coi như mình đã thành công”. Ông Dương Trọng Khiết (cách nhà ông Cúc khoảng 600m) cho biết: Khi bẫy ruồi của ông Cúc hoạt động, ruồi ở gần nhà tôi cũng bớt nhiều, tôi không còn phải dùng bẫy keo dính để diệt như trước.

Từ cuối tháng 4-2013, ông Cúc đã tìm hiểu và sáng chế ra chiếc bẫy ruồi từ các mảnh thủy tinh. “Bẫy diệt ruồi được làm khá đơn giản, đáy bẫy chừa lỗ hổng, trên đỉnh khép kín, khiến ruồi bay vào không có đường thoát ra. Ruồi chết, tạo nên mùi đặc trưng của xác thối, giống như một chất “dẫn dụ”, thu hút đồng loại tìm đến, lúc đó bẫy ruồi sẽ hiệu quả hơn”, ông Cúc chia sẻ. Mặt khác, bẫy được thiết kế lớn, có thể đặt ngoài lô cao su hay bãi rác công cộng. Vì vậy khi ruồi chết, người dân chưa kịp dọn vệ sinh cũng không bị ô nhiễm bởi mùi hôi.

Tiếng đồn bẫy ruồi của ông Cúc hiệu quả đã khiến người dân nhiều nơi tìm đến đặt hàng. Ông Nguyễn Quang Vinh ở xã Tân Hưng (Hớn Quản) cho biết: Khu vực chợ Tân Hưng rất nhiều ruồi nhặng gây mất vệ sinh. Sau khi dùng nhiều cách diệt ruồi không thành, ông Vinh và mấy người bạn tìm đến nhà ông Cúc “thăm” bẫy ruồi và hy vọng, chiếc bẫy này sẽ trả lại không gian sống sạch sẽ cho người dân sống khu vực chợ.

Sản phẩm bẫy diệt ruồi của ông Cúc đã lọt vào vòng chung khảo hội thi sáng tạo khoa học tỉnh hồi tháng 8 vừa qua. Khi bẫy diệt ruồi của lão nông Mai Văn Cúc có mặt trên thị trường, sẽ giúp người dân làm sạch môi trường sống, đẩy lùi các loại dịch bệnh do ruồi, nhặng gây nên.

Trước đó vào năm 2010, ông Cúc đã sáng tạo thành công chiếc máy phun thuốc trừ sâu ở độ cao 30m, tạo điều kiện cho nông dân Bình Phước tiêu diệt bệnh phấn trắng trên cây cao su. Sản phẩm này đã đạt giải nhất hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật Bình Phước năm 2011.

Chiếc bẫy ruồi của lão nông ở Minh Lập có vẻ rất hiệu quả đây.

 

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Dịch Vụ Diệt Ruồi - Dịch Vụ Tiêu Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!

 

Khách hàng tiêu biểu: 
Khach san o sai gon
Hotel in hcmc