Dùng chất hữu cơ phòng trừ một số côn trùng gây hại trong vườn nhà bạn.

Côn trùng gây hại trên thanh long và cách phòng trị.


Nhìn chung, thanh long ít sâu bệnh gây thiệt hại nặng, tuy nhiên cần chú ý phòng trị một số loại sâu bệnh

Kiến lửa (Solenopsis geminata), Kiến riện (Cardiocondyla wroughtoni).

Kiến gây hại trong suốt quá trình sinh tr­ởng phát triển của cây. Kiến cắn, đụt phá làm h­ hom giống, các mầm non, cành non, chúng còn tấn công trái nh­ làm h­ hại các lá đài trên trái, gây tổn th­ơng vỏ trái.

Cách phòng trị: Dùng Basudin 10H đều với cát rãi chung quanh gốc cây hay tổ kiến, hoặc phun các loại thuốc trừ sâu nh­ Decis 2,5 ND, Cyperan 10EC, Diazan 60 EC..., nồng độ 0,2% lên thân cành. Thu gom thân cành lá khô vào mùa nắng để tránh cho kiến ẩn náo.

Bọ xít (Cyclopelta obscura).

Th­ờng gây hại trên cây từ giai đoạn có nụ hoa đến khi hình thành trái. Bọ xít chích hút nhựa tạo các vết thâm đen rất nhỏ trên trái làm giảm phẩm chất, không xuất khẩu đ­ợc.

Cách phòng trị: Phun các loại thuốc nh­ Trebon 10EC, Confidor 100 SL, Admine 50 EC, Bassan 50 ND, Applaud 10 WP nồng độ 0,2%.

Ruồi đục trái.

Thành trùng gọi là ruồi đục trái, ấu trùng gọi là giòi đục vào bên trong trái làm thối phần thịt trái. Trái bị thối hoặc bị h­ hại hoàn toàn nên không tiêu thụ hoặc xuất khẩu đ­ợc. Các v­ờn bị phá hại nhiều có thể làm thiệt hại đến 1/3 năng suất.

Cách phòng trị: Phun các loại thuốc gốc Cúc nh­ thuốc trừ ruồi đục trái trên ổi, táo, xoài. Dùng chất dẫn dụ ruồi Vizubon D 1cc/bẫy, đợt 5-6 bẫy/100m2. Có thể bao trái (nh­ ổi Thái Lan), vì đơn giản, ít tốn công (thanh long ít trái hơn ổi) và hiệu quả.

Ngoài các loại côn trùng gây hại nêu trên cũng cần l­u ý phòng trị mối, rầy mềm và bảo vệ trái chín tránh thiệt hại do dơi, chim.

Bệnh thối cành.

Vết bệnh có màu nâu vàng, sủng n­ớc trên cành. Cành thanh long chuyển sang màu vàng, phần thịt bên ngoài thối rữa nhanh chỉ còn lại lõi cành. Bệnh th­ờng xuất hiện trên cành đã tr­ởng thành. Tác nhân gây hại ch­a rõ.

Cách phòng trị: Chặt bỏ ngay các cành bị bệnh. Phun các loại thuốc gốc đồng nh­ Copper -B 65 BHN hoặc Mancozeb 80 WP, Ridomil 25 WP, Manzate 80 WP, Bayfidan 25 EC nồng độ 0,15-0,2%.

Bệnh ghẻ.

Vỏ cành bị tróc, sần sùi, chạy dọc theo phần giữa cành.

Bệnh th­ờng xuất hiện trên cành tr­ởng thành đến già.

Cách phòng trị: Phun các loại thuốc nh­ trên.

Ngoài ra cũng cần l­u ý phòng trị bệnh bồ hóng (Capnodium sp.) để giúp cây sinh tr­ởng khỏe.


Côn trùng gây hại trên thanh long và cách phòng trị.


Dùng chất hữu cơ phòng trừ một số côn trùng gây hại trong vườn nhà bạn.

Một số chất hữu cơ ít độc hại hay không độc hại cho người rất dễ tìm sau đây có thể xua đuổi hay diệt các côn trùng gây hại cho cây trồng trong vườn, nhất là các vườn kiểng quanh nhà, dĩ nhiên công dụng của nó không nhanh như các loại thuốc hóa học nhưng bảo vệ được môi trường và sức khỏe người sử dụng:

- Ruồi trắng: Là loài ruồi nhỏ có cánh, thân có sáp màu trắng bao bọc. Con trưởng thành thường kết thành nhóm dưới các lá nên rất khó diệt trừ, chúng có khoảng 1.500 giống khác nhau trong thiên nhiên. 

Nhà vườn có thể dùng vòi nước mạnh xịt vào chúng để tạm thời xua đuổi; dùng 1- 2 muỗng cà phê xà bông bột/1 lít nước hay 1 ly dầu giấm/1 lít nước phun vài lần cũng có tác dụng diệt chúng. 

Ruồi trắng dễ bị dẫn dụ bởi màu vàng sáng, dùng những miếng giấy có màu này thoa một lớp vaseline hay dầu nhớt, dầu thầu dầu… treo lên cây, ruồi đeo vào bị dính ở đó đến chết.

- Bọ trĩ (bù lạch): Là loài côn trùng nhỏ nhưng phá hoại trầm trọng cây trồng, chúng nạo phá các tế bào của lá làm lá có màu trắng bạc sau chuyển sang nâu. 

Chúng còn là tác nhân truyền các loại virus hại cây, nhất là ở các loại rau. Có thể dùng nước tỏi phun để trừ chúng; cách khác là dùng bọ mắt vàng để làm thiên địch bảo vệ cây.

- Nhện đỏ: Nhiều loại, tương tự như bọ trĩ. Trường hợp cây bị nhiễm nặng sẽ thấy có một lớp mạng nhện óng ánh như tơ bao quanh các nhánh. 

Tốt nhất là dùng thiên địch là các giống nhện ăn thịt, ong mắt vàng, bọ rùa… có thể ủ gốc để nhân đàn các giống nhện có ích. Dùng dung dịch xà phòng (như trên) phun hàng tuần cho đến khi chúng biến mất, sau đó phun hàng tháng ngăn chúng trở lại.

- Kiến: Ngoại trừ kiến vàng, các loài kiến khác thường gây hại cho cây. Chúng có thể tha về “nuôi” các loài như rầy mềm, rệp bông, rệp vảy… để ăn một loại dịch do rầy tiết ra làm cho rầy, rệp phát tán trong vườn. 

Có thể dùng nước xà phòng, dầu lửa… để xua kiến đi; võ dưa leo cũng có tác dụng làm kiến thay đổi đường đi do chúng rất ghét mùi này. Có thể diệt kiến bằng bã hàn the trộn với mật ong hay bơ thực vật.

- Rầy mềm: Nghiền lá cây đại hoàng (Rheum officinale) ngâm trong nước sôi trong vài ngày, lọc lấy nước pha với xà phòng phun vào nơi có rầy, 10 ngày sau phun lại; nước tỏi hay ớt cũng có tác dụng diệt rầy mềm (nồng độ tùy theo rầy nhiều ít).

- Sâu bướm, các loại rệp (rệp vảy, rệp bột): 1 muỗng đường và một muỗng xà phòng pha trong 1lít nước có tác dụng diệt sâu bướm. Các loại rệp gây hại cây bằng cách chích hút nhựa của lá, mầm làm cây suy kiệt. 

Nếu ít thì diệt chúng bằng tay; có thể làm một hỗn hợp dung dịch gồm: 6- 10 tép tỏi đập giập + 6– 12 muỗng tiêu bột + 1– 2 muỗng bột ớt + 1 muỗng dầu thực vật + 1 muỗng xà phòng rồi pha tất cả trong 7 tách nước, để vài ngày lọc dung dịch này dùng pha loãng với nước để phun vào nơi có rệp. 

Dung dịch gồm 1/4 muỗng cà phê dầu thực vật, 2 muỗng soda carbonate, một muỗng xà phòng nước pha với 10 lít nước cũng có tác dụng diệt rệp sáp.

Dùng chất hữu cơ phòng trừ một số côn trùng gây hại trong vườn nhà bạn.

 

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Kiến - Dịch Vụ Diệt Kiến Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!

 

Khách hàng tiêu biểu: 
Khach san o sai gon
Hotel in hcmc