Trở thành tỷ phú nhờ nuôi những côn trùng bé nhỏ

Nếu như bạn chú tâm nuôi bất cứ loài vật nào cho dù loài vật đó có quí hay không, bạn cũng có cơ hội trở thành tỷ phú, điển hình như nuôi côn trùng.

Hàng vạn bò cạp đen trũi bò lổm ngổm, hàng trăm ngàn dế đá nhung nhúc trong thùng... Từ đó, một số người nghèo trở thành triệu phú, tỉ phú và khiến nhiều thực khách gật gù “độc độc, được được!”.

Tỉ phú côn trùng

Hàng vạn bò cạp đen trũi bò lổm ngổm, hàng trăm ngàn dế đá nhung nhúc trong thùng... Từ đó, một số người nghèo trở thành triệu phú, tỉ phú và khiến nhiều thực khách gật gù “độc độc, được được!”.
Vài năm gần đây, món nhện, dế, bò cạp, ve sầu, cào cào, cà cuống... chiên giòn tẩm bơ, lăn bột, xào xả ớt, nướng nước mắm, kho tiêu được nhiều dân nhậu TP HCM ưa chuộng. Nhanh nhạy nắm bắt và thỏa mãn nhu cầu này, một số người nuôi côn trùng đã giàu lên trông thấy.

Từ nông dân thành ông chủ

“Món ăn côn trùng vốn có từ lâu ở nông thôn. Để đãi khách, chúng tôi thường bắt dế đá nhắm với rượu đế. Nhưng giờ dế đá tự nhiên rất khan hiếm”, anh Lê Thanh Tùng, chủ trại dế Thanh Tùng, xã Tân Phú Trung, Củ Chi, TP HCM nói.

Xuất thân là nông dân nghèo, việc ra đồng bắt dế đá nướng ăn là chuyện thường với anh Tùng. Sau thấy người thành phố thích, anh thử nuôi dế đá với quy mô nhỏ rồi quyết định chuyên nuôi dế đá và bò cạp để bán cho các nhà hàng, quán ăn.

Trại của anh Tùng hiện có 500.000 con dế và hơn 20.000 con bò cạp, mỗi ngày cung cấp cho thị trường 7-8 kg dế. Ông chủ côn trùng đang mở rộng trại để cung cấp nguyên liệu đầu vào độc đáo cho các nhà hàng chuyên phục vụ khách nước ngoài.

Tuy không có nhiều kinh nghiệm về côn trùng như anh Tùng nhưng anh Nguyễn Trọng Suôn cũng đã trở thành chủ trại dế Hương Hiền (khu phố 6, phường Long Bình, quận 9) lớn nhất nhì ở TP HCM.

Khăn gói từ Thái Bình vào TP HCM làm công nhân, song vốn con nhà nông nên anh Suôn lúc nào cũng nghĩ đến chuyện chăn nuôi. Sau khi nuôi heo không hiệu quả, anh tìm hiểu dế và bò cạp qua sách vở tiếng Việt, thậm chí nhờ người dịch tài liệu tiếng Anh.

Những ngày đầu với nghề mới, anh gặp rất nhiều khó khăn vì dế chết hàng loạt. Anh và vợ dành cả năm trời thử nghiệm nuôi dế. Lứa dế này chết thì lại nuôi đợt khác. “Có lúc nản quá muốn bỏ nhưng rồi cũng vượt qua”, anh chia sẻ.

Trại Hương Hiền hiện có 600 thùng dế với hơn 120.000 con và khoảng 10.000 con bò cạp, mang lại cho gia đình anh Suôn thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm. “Bây giờ cuộc sống khá hơn, không phụ thuộc vào người ta như trước. Tự mình làm chủ là tốt rồi”, anh nói.

Nhiều người trong vùng và ở các tỉnh xa như Bình Phước, Bến Tre... tìm đến anh để học hỏi kinh nghiệm. Song không phải cứ ham học hỏi và mang giống về nuôi là thành công.

Làm giàu không dễ

Anh Suôn nói: “Nhiều người tìm đến đây hỏi mua giống, cách chăm sóc, mong chóng sinh lợi nhưng rất ít người nuôi dế thành công. Nuôi dế, bò cạp... không chỉ là nghề mà còn là sự đam mê”. Theo anh, phẩm chất quan trọng nhất trong việc nuôi côn trùng là kiên nhẫn, "nếu không thì bỏ nghề như chơi”.

Khác với anh Tùng và anh Suôn, chủ trại dế Tấn Tài ở quận Thủ Đức, TP HCM xuất thân là kỹ sư. Anh Tài cho biết, dế và bò cạp không phải lúc nào cũng được giá mà phụ thuộc vào lượng cung cầu nên lúc thì “đắt như tôm tươi”, lúc thì "lỗ chỏng vó". Vì thế, người nuôi dế phải bình tĩnh khi côn trùng mất giá hoặc chết hàng loạt vì dịch bệnh.

Anh Tài từng chứng kiến nhiều trường hợp người nuôi bỏ nghề trong khi vẫn còn đam mê. Anh Tài chia sẻ: “Yêu nghề thôi chưa đủ, kiên nhẫn và bản lĩnh để giữ nghề mình yêu rất quan trọng. Đừng vì một chút thất bại mà vội nản lòng”.

Nguồn: news.zing.vn

Nuoi con trung

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!