Người dân gặp nhiều khó khăn khi nạn chuột phá hại hoa màu sau lũ tăng lên

Người dân gặp nhiều khó khăn sau lũ, hoa màu do bị ngập trong nước lâu nên nhiều vùng trồng hoa màu không thu hoạch được bị lỗ nặng. Bên cạnh đó nạn chuột phá hại sau lũ khiến người dân đau đầu hơn.

Trong khi nông dân một số xã như Đại An, Đại Hòa phải nhổ bỏ hoa màu bị ngập úng sau đợt mưa lũ vừa qua thì nhiều người dân xã Đại Hiệp (cùng huyện Đại Lộc) lại đối mặt với nạn chuột hoành hành chưa từng có. Lần đầu tiên, chuột leo lên cả cây đu đủ để ăn trái chín.

Sáng 8.12, chúng tôi mục sở thị những vườn đu đủ xác xơ của người dân xã Đại Hiệp. Tại Bến Lùng (thôn Phú Đông), 2 sào đu đủ của anh Võ Đình Khê bị chuột hoành hành dữ dội. Những trái đu đủ xanh vẫn còn nguyên trên cây, còn những trái chín đều bị chuột leo lên cắn nát. Có trái, chuột ăn hết chỉ còn lại cái cuống; có trái đang gặm dở dang.

Anh Khê cho biết, cả tháng nay ngày nào anh cũng bẫy được rất nhiều chuột nhưng chuột vẫn còn nhiều vô kể. Theo chân anh Khê vài phút, chúng tôi gom được hơn 20 con chuột vừa mắc bẫy đêm trước, ven bờ thửa đầy rẫy phân và dấu chân chuột. Anh Khê bày tỏ lo lắng: “Chúng tôi xuống giống đậu, chuột cắn đậu; xuống giống ớt, chúng cắn ớt. Chính quyền cũng đã phát bả, bẫy cho người dân đặt, nhưng vẫn không xuể. Tôi mua thêm bẫy và ngày nào cũng đặt mà không thấy tình hình khá hơn”.

Vườn đu đủ của anh Tưởng Thanh (thôn Phú Đông) cũng chung cảnh ngộ trên. Anh Thanh cho hay, gia đình thất thu bởi 2 sào đu đủ bị chuột phá hoại. Hiện giờ những trái đu đủ xanh thì không bị cắn phá nhưng đu đủ xanh lại bán không được giá, thậm chí không có người mua. Anh rất mong các cơ quan chức năng có giải pháp hữu hiệu để giúp người dân diệt chuột, bảo vệ mùa màng.

Không những ăn đu đủ trên cao, chuột còn leo lên các giàn khổ qua và cắn nát thân dây khiến khổ qua chết héo. Tại khu vực Trạm Bơm, chúng tôi tận mắt nhìn giàn khổ qua của ông Phạm Đức Tín (thôn Phú Mỹ) héo khô do bị chuột cắn thân dây. Để cứu những giàn khổ qua, ông Tín phải giăng hàng rào ni lông quanh các chân ruộng rồi đặt bẫy dọc đường biên để bắt chuột.

“Tôi trồng 2 mẫu khổ qua, đang mùa ra trái thì chuột kéo đến phá cả tháng nay. Cứ tối đến chuột đi từng đàn cắn nát các dây khổ qua, nhổ cả những hàng đậu phụng tôi mới tỉa. Tôi rất lo lắng nhưng không biết phải làm sao để diệt trừ được hết số chuột này” - ông Tín tỏ vẻ bất an.

Tại khu vực Bến Lùm và Trạm Bơm, chúng tôi còn nhìn thấy những vạt rau lang và cả những buồng chuối trên cây bị chuột cắn nham nhở. Một nông dân than thở: “Chúng tôi không biết canh tác cây trồng gì để chuột khỏi ăn. Không có biện pháp diệt trừ gì hiệu quả hơn thì chúng sẽ càng sinh sôi nảy nở và phá hoại hoa màu của nông dân”.

Theo nhận định của anh Khê, tình hình chuột sinh sôi nhiều là do những năm gần đây không có lụt lớn. Những vùng xuất hiện chuột nhiều bất thường như hiện nay là do mưa ngập một số vùng khiến chuột ở nơi đó chạy đến trú ngụ ở vùng cao hơn. Anh Khê chia sẻ, trước khi các cơ quan chuyên môn có giải pháp tối ưu thì hợp tác xã nên phát động diệt chuột bằng phương pháp thủ công. Muốn đông đảo người dân tham gia bắt chuột thì nên nâng giá tiền thu mua đuôi chuột để người đi bắt chuột có thu nhập bằng các lao động khác…

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Thanh Cảng - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp cho biết, hiện địa phương còn hơn 1ha đu đủ và một số diện tích hoa màu khác chưa thu hoạch. Trước khi xuống giống, chính quyền đã thực hiện nhiều phương pháp diệt chuột như đánh bả, đặt bẫy, phát động toàn dân ra quân đào bắt chuột. Người dân bắt chuột sẽ được địa phương hỗ trợ bằng cách thu mua đuôi chuột với giá 2.000 đồng/1 đuôi chuột.

Nguồn: baoquangnam.vn

Dich vu diet chuot

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!