Công ty diệt côn trùng - Vì sao giới trẻ hiện nay thích chơi côn trùng.

1. Tìm hiểu sơ về bọ hung:

Cũng giống như cái loài côn trùng khác, cơ thể bọ hung chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Đầu có cặp râu và cái sừng cứng chắc, dùng để tự vệ và phô trương trước bạn khác giới. Ngực gắn sáu cái chân và đôi cánh cứng tựa như chiếc áo chống đạn che kín cả phần trên của ngực và bụng.

Thân hình con bọ hung thô thiển, đầu dạng cái mai, chân trước dạng cái xẻng và đầu nhọn hơi cong. Hình dạng thân hình đó hết sức thích hợp cho công việc của chúng và không phải dùng hết sức lực.

Loài bọ hung có một sức mạnh phi thường, chúng có khả năng nâng được nặng gấp 8 lần trọng lượng cơ thể. Nếu chúng có kích thước như con người thì việc nâng một chiếc xe tăng chỉ là việc dễ dàng.

Ở một số nơi loài này còn có tên là Bọ Lan.

2. Người Ai Cập tôn sùng loài bọ hung ăn phân:

Loài bọ hung vốn nổi tiếng trong thế giới động vật với lối sống kì lạ và chậm chạp. Chúng có thể dành cả ngày để lăn phân, vê thành hình tròn rồi lăn về tổ. 

Phân cũng chính là thức ăn của loài vật này, chính vì vậy cái tên bọ hung ăn phân ra đời. Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là người Ai Cập cổ đại từ thế kỷ XVII đã tôn sùng loài bọ cánh cứng này.

Bọ hung ăn phân có nhiều hình dáng khác nhau với những “chức năng” riêng biệt phù hợp với môi trường sống. Một số loài đơn giản chỉ tìm một đống phân và say sưa đào bới.

Trong khi số khác đào cả đường hầm, tạo nên một chiếc hang và đường dẫn để mang phân về tổ mỗi ngày. Số còn lại thì lăn bất cứ cục phân nào chúng tìm thấy trên đường đi.

Bọ hung sử dụng phần đầu, chân của mình làm dụng cụ "điêu khắc", tạo hình cục phân cho tới khi nó có dạng hình cầu hoàn hảo. Sau đó, chân sau của bọ hung sẽ được sử dụng để lăn cục phân tròn.

Hình ảnh này đã khơi gợi trí tưởng tượng của người Ai Cập cổ đại. Theo nhà nghiên cứu Yves Cambefort, bọ hung lăn phân vào ban ngày, đến tối muộn tìm cách chôn giấu chúng rồi sáng lại "kéo lên" tiếp tục cuộc hành trình.

Điều này giống như vị thần Mặt trời Khepri mang hình tượng con người nhưng có khuôn mặt của bọ hung. Ngài được mô tả là vị thần cần mẫn lăn ngôi sao sáng qua bầu trời, chôn ngôi sao khi Mặt trời lặn và đào lên ở phía Đông vào lúc bình minh.

Không chỉ có vậy, loài bọ cánh cứng này còn sở hữu sức mạnh trời ban. Bọ hung ăn phân có thể được ví là những thủy thủ xuất sắc, chúng sử dụng Mặt trời làm hoa tiêu khi lăn phân. 

Trong quá trình này, bọ hung sẽ dừng lại có định kỳ, trèo lên trên cục phân rồi nhìn ra khắp xung quanh để định hướng rồi sau đó lại trèo xuống và tiếp tục cần mẫn lăn phân.

Vấn đề mà loài bọ hung này đặt ra là tính hiệu quả. Bọ hung cần phải lăn phân thật nhanh để tránh nguy cơ bị tấn công. Những con bọ hung khác có thể điên cuồng lao vào tranh giành cục phân và vật nhau qua lại không khác nào một màn đô vật thứ thiệt. 

Nhờ việc dùng Mặt trời làm “hoa tiêu” thay vì một mốc cố định trên mặt đất, chúng có thể lăn phân theo đúng một đường thẳng về hang của mình, thay vì tiêu tốn thời gian vào việc lăn vô định xung quanh.

Tuy nhiên khả năng di chuyển của chúng còn đáng kinh ngạc hơn. Khi Mặt trời lặn, bọ hung có thể chuyển sang dùng Mặt trăng làm “hoa tiêu”.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu không có Mặt trăng? Vào năm 2013, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm vào một đêm không trăng và đặt những chiếc mũ nhỏ lên đầu bọ hung để làm giảm thị lực của chúng. 

Kết quả là những con bọ hung này đã dùng ngân hà để tự định hướng, đây là một trường hợp hoàn toàn cá biệt trong thế giới động vật. Khi bị đội mũ, chúng có thể di chuyển trên đúng một đường thẳng.

Bọ hung vốn là biểu tượng của thần Mặt trời của người Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, người Ai Cập lại hiểu sai về phương pháp sinh nở của loài côn trùng cánh cứng này. 

Bọ hung đực “khắc” cục phân thành hình tròn nhằm mục đích thay thế cho trứng của bọ hung cái, chính vì vậy chúng không cần tới con cái trong quá trình sinh sản. 

Con đực chỉ cần bơm tinh dịch vào bên trong cục phân tròn, sau đó ấu trùng nở, ăn phân xung quanh nó rồi hóa nhộng và chui ra bên ngoài.

Chính hành động này đã biến bọ cánh cứng thành sinh vật đóng vai trò chủ chốt với nhiều hệ sinh thái. 

Đặc biệt với châu Phi - nơi có hàng đàn các loài động vật khác nhau và mỗi ngày thải ra một lượng phân nhiều tới chóng mặt. Bọ hung sẽ xử lý đống phân này bằng cách lấy từng chút một, vê tròn rồi lăn về tổ, điều này giúp phân trải đều trên các cánh đồng. 

Việc làm này cũng đồng thời lấy đi nguồn thức ăn của loài ruồi, nhờ vậy tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường.

Do đó, theo các nhà khoa học, loài bọ hung ăn phân này hoàn toàn xứng đáng nhận được sự tôn sùng của người Ai Cập cổ đại. Thậm chí người Hy Lạp còn tôn chúng làm ông vua của thế giới người tí hon thần thoại và ví chúng với Thần Dớt vì những sức mạnh đặc biệt ẩn chứa bên trong loài bọ cánh cứng nhỏ bé này.

3. Thú chơi bọ cánh cứng của giới trẻ hiện nay:

Nếu như những con bọ cánh cứng như cánh cam, bọ hung, kẹp kìm, kiến vương... thường gợi nhớ đến vùng quê và khung trời tuổi thơ thì ngay giữa TP nhiều bạn trẻ vẫn ấp ủ được vùng trời cho riêng mình bằng cách chơi bọ cánh cứng.

Thay vì dành thời gian vùi đầu vào game, nhiều bạn bỏ công sức ra nuôi một con bọ từ lúc còn là ấu trùng đến khi trưởng thành. Nếu chẳng may bọ chết hoặc hoàn thành vòng đời rồi chết sẽ được các bạn xử lý thành tiêu bản.

Học lớp 10 Trường THPT Năng khiếu Thể dục thể thao (quận 1, TP.HCM), Nguyễn Bình Phương Nguyên có trong tay bộ tiêu bản bọ cánh cứng đáng nể. Nguyên cho biết bắt đầu nghiên cứu chơi bọ từ hơn hai năm trước khi tình cờ được bạn giới thiệu về hội bọ cánh cứng trên Facebook.

Tìm hiểu thêm, Nguyên được biết thú chơi bọ phát triển rất mạnh ở các nước như Nhật, Hàn Quốc. Nguyên chia sẻ: “Trước khi chơi bọ, em dành mỗi ngày 4-5 tiếng để chơi game, nhiều khi bỏ cả bữa cơm. Từ khi chơi bọ, em cảm thấy rất say mê khi được chứng kiến một con bọ từ lúc còn là ấu trùng đến khi trưởng thành”.

Tiêu bản bọ cánh cứng Hercules (không có ở Việt Nam) được mệnh danh là loại bọ cánh cứng to nhất thế giới khi kích thước cực đại có thể lên đến 17 cm được người thân của Nguyên gửi về từ Mỹ. Một con bọ sống có giá từ 9 triệu đồng, tiêu bản giá 3-4 triệu đồng.

Cuối tuần, Nguyên thường tụ tập với các bạn có cùng thú chơi ở quán cà phê hoặc ngoài công viên để chia sẻ kinh nghiệm nuôi bọ hoặc cho những con bọ đấu giáp lá cà với nhau. Thái Thịnh, học lớp 10 Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (quận 3, TP.HCM), chia sẻ: “Nuôi bọ cánh cứng không khó, mỗi ngày chỉ dành ra khoảng nửa tiếng cho ăn, làm ẩm đất. Thức ăn tùy loại bọ, thường là mía, nhãn, chôm chôm, chuối, rau câu. Còn ấu trùng thường ăn gỗ”. Bọ được đặt trong những hộp nhựa có nắp đậy, trong có chứa các loại mùn cưa, đất trồng cây.

Thức ăn của bọ thường là mía, chôm chôm, chuối, rau câu. Trong ảnh là kiến vương hai sừng được nuôi phổ biến và có thể tìm thấy ở các vùng quê Việt Nam.

Thịnh kể ban đầu thú chơi bọ không được ba mẹ ủng hộ vì thấy dơ. Nhưng dần dần thấy đó là thú chơi lành mạnh nên ba mẹ cũng ủng hộ.

Vào khoảng thời gian khi được nghỉ hè, nhóm bạn lại rủ nhau đến các vùng ven như quận 9, Bình Chánh, Thủ Đức... để tìm ấu trùng bọ (thường là kiến vương một sừng, hai sừng và kẹp kìm nhỏ chelifer) đem về nuôi. “Ấu trùng thường xuất hiện trong những cây gỗ mục, còn bọ trưởng thành thường trú ở trong cây nhãn, chuối.... Biết vậy nên tìm bắt không quá khó khăn”.

Nguyên cho biết sở dĩ thích sưu tầm tiêu bản côn trùng vì bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp, hình thù mạnh mẽ đầy màu sắc của chúng. Người chơi không biết cách nuôi sẽ không làm cho bọ sinh sản được hoặc có ra kén cũng không nở thành bọ. Nguyên và nhóm bạn thường trao đổi kinh nghiệm nuôi bọ với các bạn nước ngoài và dành dụm tiền nhập các loại bọ ngoại để nuôi, nhân giống và cũng để làm phong phú cho bộ sưu tầm tiêu bản.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!