Công ty diệt côn trùng - Kiến ba khoang và bọ cạp là 2 loài côn trùng nguy hiểm khi bị chúng đốt

Chớ nên xem thường vế đốt côn trùng cắn, vì một số loài côn trùng có chứa nọc độc nguy hiểm chết người nếu bị chúng đốt và không được chữa trị kịp thời. Một số loài có nọc độc như: Bọ cạp, ong, kiến ba khoang,...

Tập tính sống của bò cạp:

Bọ cạp đốt hay còn gọi là bọ cạp chích hay bọ cạp cắn (Scorpion sting) là vết chích, đốt của các loài bọ cạp mà nhiều trong số đó có thể gây tử vong cho con người vì những loài này có nọc độc nguy hiểm. Những loài bọ cạp mang nọc độc gây chết người thường chỉ có ở châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ còn nhìn chung, nọc độc của đa số loài bọ cạp không gây hại nhiều đối với con người.

Bò cạp thường sống ẩn nấp dưới các đống lá cây khô và các kẹt kẽ, vỏ cây. Vào mùa mưa chúng hay vào nhà tìm chỗ trú ẩn. Do chúng hay tìm chỗ ấm để tránh lạnh nên giường, đệm, chăn, màn rất dễ bị bò cạp ghé thăm. Bò cạp đốt người là do chúng ta sờ hay đạp phải nó chứ không phải vì đói.

Thông thường nọc độc bò cạp gây đau nhức và dị ứng khó chịu trong 5-6 giờ. Những loại bọ cạp cực độc có thể gây chết người, nhất là trẻ con. Khi bị chúng đốt, cần phải cấp cứu gấp. Do thành phần chủ yếu của nọc bò cạp là các protein có thể bị huỷ bởi chất kiềm và axit nên bạn phải nhanh chóng lấy vôi ăn trầu hoặc giấm, chanh, nước phèn chua... xoa ngay vào chỗ bị đốt. Nếu cần thì dùng kim, lưỡi lam vô trùng khui một tí chỗ vết đốt để thoa tiếp các thứ nước kia để trung hoà nọc độc rồi đưa nhanh đến cơ sở y tế.

Cách xử lý khi bị bọ cạp cắn:

BS Nguyễn Văn Thường – BVĐK TP Cần Thơ – cho biết BV vừa tiếp nhận một trường hợp bị bọ cạp cắn ở tay, đó là một phụ nữ 59 tuổi, ngụ TP. Cần Thơ.

Bệnh nhân vào viện với vết cắn sưng đỏ ở tay, nhìn ngoài vết thương không có gì đáng lo ngại.

“Sau khi xem xét vết thương, rửa sát trùng vết cắn như các vết côn trùng cắn khác, chúng tôi cho bệnh nhân các thuốc kháng sinh, giảm đau và kháng histamin, chiều cùng ngày bệnh nhân ra viện. Đây là lần đầu bệnh viện tiếp nhận người bị bọ cạp cắn. Trong trường hợp này, do quá lo lắng, bệnh nhân có yêu cầu chúng tôi truyền huyết thanh kháng độc.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy không cần thiết phải làm theo yêu cầu của bệnh nhân, nên có giải thích với người bệnh. Mọi người cần phải biết nọc của bọ cạp không có độc như một số loại rắn, chỉ gây sưng, đau nhức ở vết cắn sau đó sẽ khỏi, đừng lo lắng thái quá” – bác sĩ Thường nói.

Theo BS Hà Anh Tuấn – trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc, BV Nhi Đồng Cần Thơ, bọ cạp là loài động vật tám chân có khớp, đuôi có các tuyến nọc độc và một cái ngòi.

Bọ cạp ở Việt Nam có độc tính không cao, nhiều người còn dùng bọ cạp ngâm rượu uống chữa chứng đau nhức. Những loài bọ cạp mang nọc độc gây chết người chỉ có ở châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ.

Vết chích của bọ cạp Việt Nam thường gây sưng, nóng, đỏ và đau nhức trong vòng 12 giờ, nhưng không gây chết người. Có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị cắn nhưng liền sau đó có người bị chóng mặt, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay, nặng hơn là co giật toàn thân, bị rối loạn nhịp tim…

Bác sĩ Tuấn khuyến cáo nếu bị bọ cạp hay côn trùng cắn (chích) phải xử lý càng sớm càng tốt, nếu để quá sáu giờ nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người bị suy giảm miễn dịch.

Khi bị bọ cạp cắn cần làm sạch vết thương, sát trùng tại vết chích bằng Povidine 10% hoặc cồn 70 độ, chườm lạnh để giảm sưng. Uống thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol… và thuốc kháng histamin H1 làm dịu như phenergan, chlorpheniram, diphenhydramin. Đôi khi phải dùng tới corticosteroid, dapson để cải thiện tổn thương da.

Bác sĩ Tuấn còn cho biết nọc các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp… có thể chứa chất độc thần kinh hoặc một men gây sưng phồng. Chúng có thể gây triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ, đau chuột rút, cứng cả một vùng, nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng này không phải thường gặp, nhưng tốt nhất là sau khi sát trùng vết cắn, phải đến ngay bệnh viện để bác sĩ khám và xử lý.

Cách xử lý đúng bị kiến ba khoang đốt:

Kiến ba khoang có thân thon dài, hai màu đỏ và đen tạo thành các khoang đen – vàng cam xen kẽ. Chúng thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, cỏ mục, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và rất thích ánh sáng đèn ban đêm.

– Khi thấy kiến đậu vào da thì không nên đập hoặc giết chúng mà hãy thổi chúng đi, tránh cho pederin lây rộng ra các vùng da khác.

– Dùng nước muối sinh lý trung hòa chất độc của kiến (ngày 3-4 lần) ngay khi có dấu hiệu nổi mụn nước nhỏ. Sau đó bôi các thuốc làm dịu da như hồ tetra-pred. Đối với trẻ em thì tốt nhất là cho ngay chỗ bị đốt vào dưới vòi nước chảy để loại bỏ bớt nọc độc rồi bôi thuốc làm dịu da. Khi các mụn nước khô thì bôi kem kháng sinh hoặc corticoid.

– Nếu da bị phồng rộp, sứng tấy thì rửa vết thương bằng thuốc tím rồi bôi các loại thuốc như Korcin; Betnovate; Betnovate-GM; Gentrisone…

– Nếu bị nhiều con kiến đốt một lúc khiến tình trạng nghiêm trọng thậm chí có lở loét, hoặc sau khi đã thực hiện các bước sơ cứu như trên mà các triệu chứng không giảm mà lan rộng, nhiễm trùng toàn thân thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!