Dịch vụ diệt mối - Một ngôi nhà ở Sài Gòn bị mối mọt ăn tan nát.

Tìm Hiểu Về Loài Mối.

Mối, tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.

Đôi khi người ta gọi mối là "kiến trắng" nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối từng được phân loại làm một bộ riêng là bộ Cánh bằng (Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối.

Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực chuyên giao phối, mối hậu là mối cái chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.

Gia đình Sài Gòn bất lực nhìn nội thất gỗ bị mối ăn tan nát.

Dù nhà mới xây được 3 năm nhưng bà Đào đã phải sắm lại một loạt đồ và 5 lần đặt bẫy mới bắt được mối chúa.

Cách đây 3 năm, bà Đào (quận 3, TP HCM) quyết định cải tạo lại ngôi nhà một tầng một lửng đang ở thành nhà 2 tầng. Trên mặt bằng 100 m2, gia đình đã có một nơi ở tiện nghi, thoáng đãng cho 4 thành viên.

Trong quá trình xây dựng, kiến trúc sư tư vấn gia đình mua một gói chống mối hết 5 triệu đồng. Tuy nhiên, bà Đào từ chối với lý do: "Nhà chúng tôi trước giờ chưa bao giờ xuất hiện mối mọt".

Ngày hoàn thiện, ngôi nhà khang trang đem lại niềm vui lớn cho gia đình. Hai giếng trời giữa và sau nhà, 15 m2 sân vườn giúp cho không gian ở luôn ngập tràn nắng gió.

Tuy nhiên, ở được một thời gian, gia đình bắt đầu phát hiện cánh cửa tủ bị ọp ẹp. Bề mặt của gỗ vẫn đẹp nhưng gõ nhẹ có âm thanh rỗng. Khi đập mạnh, phần vỏ ngoài bị vỡ, lộ ra lõi gỗ bên trong đã bị ăn gần hết. Lúc này, vợ chồng bà Đào mới để ý các đồ gần bên cạnh, cũng có những ụ bùn do mối đùn ra.

Nhưng đó không phải là chỗ duy nhất bị mối ăn. Gia đình liên tiếp phát hiện nhiều món đồ gỗ khác như tủ rượu, cánh cửa dưới tủ bếp, các vật dụng làm từ gỗ tự nhiên bị mối ăn nát. Dù đã gỡ bỏ các chi tiết bị hư hỏng nhưng ông bà vẫn không tìm thấy tổ mối. 

Bà Đào đành gọi đội thợ chuyên nghiệp tới để đặt bẫy bắt mối chúa. Nhưng phải tới lần thứ 5, gia đình mới diệt được mối chúa, làm tan luôn tổ. Mỗi lần thuê thợ tốn hết 3 triệu đồng.

Không chỉ nhà bà Đào mà nhiều hộ sau khi cải tạo nhà hoặc dùng nội thất làm từ đồ gỗ chưa ngâm tẩm kỹ đã gặp sự cố tương tự. Nhà chị Hương (quận Gò Vấp, TP HCM) cũng bị mối ăn sạch 2 chiếc tủ quần áo, bàn làm việc. Dù các món đồ này có giá rẻ nhưng chị vẫn thuê thợ tới đặt bẫy nhiều ngày vì lo mối sẽ ăn sang tường và các vật dụng khác. Thêm vào đó, chị còn phải tiến hành giặt sạch toàn bộ quần áo mất mấy ngày.

Chia sẻ về các sự cố nhà cửa do mối gây ra, KTS Phạm Thanh Truyền cho biết, nhiều gia đình đã phải đóng lại một phần hoặc toàn bộ đồ gỗ do chủ quan trong việc phòng chống mối.

Điều nguy hại của mối là bề ngoài gỗ vẫn còn nguyên nhưng bên trong đã mục nát hết. Mối không chỉ ăn gỗ mà còn phá hoại các loại nguyên vật liệu như sofa đệm, giấy, tường...

Lý do chính của sự cố này là nhiều gia đình đóng nội thất bằng gỗ tự nhiên thuộc nhóm rẻ, không qua xử lý. Trong quá trình thi công nhà, gia chủ dùng cốt pha là các loại gỗ tạp, tạo điều kiện cho mối làm tổ. Ngoài ra, nền đất có mối mà không để ý xử lý cũng gây hậu quả về sau.

Bởi vậy, theo KTS Truyền, các hộ nên xử lý chống mối trước khi lát gạch tầng một. Dù chi phí khá cao (khoảng 5 triệu đồng) nhưng bạn sẽ không phải lo lắng tốn thời gian và tiền bạc xử lý về sau. Thêm vào đó, gia chủ cần "nói không" với các loại ván gỗ chưa qua xử lý.

Nguồn: giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/nha-dep/tu-van-nha-dep/gia-dinh-sai-gon-bat-luc-nhin-noi-that-go-bi-moi-an-tan-nat-3702795.html

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Dịch Vụ Diệt mối - Dịch Vụ Diệt Mối Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

 Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!