Dịch vụ diệt chuột - Con chuột bạch chết thảm khi bị rết độc tấn công.

Loài rết:

Rết là tên gọi tiếng Việt của một nhóm động vật chân khớp thuộc lớp Chân môi (Chilopoda) trong phân ngành Nhiều chân (Myriapoda). Rết là loài động vật thân đốt, thon dài, mỗi đốt có một đôi chân. Số lượng chân của mỗi loài rết rất đa dạng, từ dưới 20 cho đến trên 300 chân. Số cặp chân rết luôn là số lẻ, ví dụ nó có thể có 15 hoặc 17 cặp chân (30 hoặc 34 chiếc chân) nhưng không bao giờ có 16 cặp chân (32 chân).[1][2]. Một đặc điểm dễ nhận thấy của rết là cặp kìm ở trước miệng có thể tiết nọc độc vào kẻ thù, được hình thành từ một cặp phần phụ miệng. Hầu hết các loài rết là động vật ăn thịt.

Rết thường có màu nâu sậm, kết quả sự kết hợp giữa hai màu nâu và đỏ. Các loài rết ở trong hang và trong lòng đất thường không có sắc tố và nhiều loài rết sống tại vùng nhiệt đới có thể có các màu sắc sặc sỡ mang tín hiệu xua đuổi. Kích cỡ có thể dao động trong khoảng vài milimét đối với các loài nhỏ con thuộc bộ Lithobiomorpha và Geophilomorpha cho tới 30 cm (12 in) đối với bộ Scolopendromorpha. Rết có thể hiện diện ở rất nhiều khu vực có điều kiện môi trường khác nhau.

Hiện nay có 8.000 loài rết được biết đến trên thế giới,[5] trong đó 3.000 loài đã được mô tả. Như đã nói, khu vực sinh sống địa lý của rết rất rộng, có loài được tìm thấy ở tận vòng Bắc Cực.[3] Nơi sống trên cạn của rết có thể từ rừng mưa nhiệt đới cho đến tận các sa mạc. Tuy nhiên, do lớp vỏ không có lớp cutin dạng sáp giúp chống thoát nước như các loài côn trùng và nhện, chúng dễ dàng mất nước qua da và vì vậy dù trong tất cả các nơi sống của chúng cần có một vi môi trường sống có độ ẩm cao.[6] Cụ thể, ta có thể tìm thấy rết trong đất mùn, lá cây mục, dưới các phiến đá hay tại các khúc gỗ. Rết là một trong những loài săn mồi không xương sống to lớn nhất trên cạn và đóng góp đáng kể trong sinh khối của các loài săn mồi trong các hệ sinh thái trên cạn.

Chuột:

Họ nhà chuột trên khắp hành tinh chúng ta hết sức đông đảo, đa dạng. Các nhà sinh học và nông học đã ước tính chúng có khoảng 450 loại, bao gồm trên 20 họ. Ở nước ta, chúng đã có hàng trăm loại, hàng chục họ khác nhau.

Chuột thuộc loài động vật có vú, bộ gặm nhấm. Chúng không chỉ đa chủng loại mà số lượng lại rất lớn, dễ thích nghi với mọi điều kiện tự nhiên nên sự phân bố “cư dân" rất rộng lớn, dường như không ở đâu không có chuột. Thêm nữa, chúng không hề cần việc "sinh đẻ có kế hoạch”.Tuy tuổi thọ của chuột ngắn - nói chung chuột thường chỉ sống 1-2 năm, có con 2-3 năm; riêng chuột hoang sống quá 6 năm, rái cạn sống tối đa 9 năm - nhưng mức sinh sản của chúng thì thật phi thường, tạo ra dòng giống đông “ngập tràn lãnh thổ". 

Theo khảo sát, chỉ trong 1 năm, một cặp chuột cống gây ra cả một bầy đàn con, cháu, chắt, chít cộng lại có thể tới 15.552 con! Nguyên do là chuột phát dục nhanh, số lần đẻ nhiều, thời gian mỗi lừa đẻ ngắn, số con mỗi lần đẻ đông. Ở điều kiện bình thường, chuột cống loại có thân hình tương đối nhỏ, có thể đẻ 2 - 8 lứa/năm; 20 ngày tuổi là mở mắt là có thể rời mẹ để sống độc lập. Và chuột cống 2 - 3 tháng tuổi là có thể bắt đầu mang thai (bầu) rồi. Phần lớn các giống chuột đẻ quanh năm, cả mùa khô và mùa mưa. Nhưng một số ít giống chuột chỉ sinh sản vào mùa Xuân và mùa Thu thời tiết ấm, mát. Trong số này, chuột hoang, rái cạn, chuột nhảy sống ở đồi hoang, đồng cỏ, sa mạc thì sức sinh sản thấp, chỉ đẻ mỗi năm 1 lần, và mỗi lần đẻ từ 2 đến 8 con.Chuột có nhiều đặc điểm và tập tính. Chúng tôi chỉ nói tới một đặc điềm và tập tính tiêu biểu, cũng là cái tạo nên nguyên nhân gây hại của nó.

Ta đã biết, chuột là loài gặm nhấm. Chúng có thói quen gặm nhấm mọi thứ cây trồng, đồ dùng trong nhà ở bất cừ nơi nào nó cư trú, hoạt động. Đó là vì răng cửa chuột không ngừng mọc dài ra. Người ta thí nghiệm, đo đạc thì thấy rằng, mỗi năm răng cửa trên của chuột, cụ thể là chuột trắng trưởng thành, có thể dài ra trung bình 114,3 mm; còn răng cửa dưới dài ra trung bình 1.146,1mm. Cứ đà ấy, con chuột sẽ chết vì không sao ăn uống được. Nếu chỉ đào hang, rũi đất, nhấm hạt ngũ cốc dù răng có mài mòn đáng kể vẫn không triệt tiêu được tốc độ dài ra của răng cửa ấy. Vậy chuột phải gặm nhấm. Chúng gặm, phá mọi thứ từ cây, củi gỗ đến đồ dùng của chúng ta, kể cả đồ gia bảo. Gặm đồ cứng, tất yếu có răng bị mẻ gãy. Không sao, tế bào gốc răng của chuột sinh trưởng mạnh, liên tục, không ngừng tạo những tế bào và men răng mới bù đắp phần răng bị sứt mẻ kia rất mau chóng.

Rết độc hạ gục chuột lớn gấp 15 lần trong nửa phút:

Rết đầu vàng sử dụng vũ khí trí mạng là nọc độc cực mạnh để giết chết con chuột lớn gấp 15 lần chỉ sau 30 giây.

Nhiều loại nọc độc mới được phát hiện nhờ kỹ thuật cho phép phân tích lượng nọc rất nhỏ, theo Mandë Holford, nhà hóa học chuyên nghiên cứu nọc độc ốc sên ở Đại học Hunter và Trung tâm Cao học thuộc Đại học New York, Mỹ, người không tham gia nghiên cứu. Nhưng nhóm nghiên cứu không chỉ phát hiện nọc độc mà còn tìm ra cách điều trị.

Nọc độc của rết đầu vàng có thể biến loài này thành động vật ăn thịt có độc hiệu quả nhất, đồng tác giả nghiên cứu Shilong Yang ở Viện Động vật học Côn Minh, Trung Quốc, cho biết. Con rết có thể giết chết chuột bạch lớn gấp 15 lần nó trong 30 giây.

Rết đầu vàng phân bố ở Trung Quốc và Hawaii, cũng cắn người, đôi khi gây chết người. Do đó, nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu điều gì khiến nọc độc của chúng nguy hiểm như vậy. Họ xác định được một chất độc mới và đặt tên là Ssm Spooky Toxin. Theo Yang và cộng sự, chất độc này không giống với bất kỳ loại độc nào khác mà các nhà khoa học từng biết đến.

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu phát hiện chất độc Ssm Spooky Toxin chặn một loạt cơ cấu thuộc tế bào gọi là kênh KCNQ, được sử dụng để truyền muối ra và vào tế bào. Kết quả là mạch máu trong cơ thể mục tiêu của con rết co thắt, đôi khi mạnh tới mức gây tử vong. Ở những động vật nhỏ, rết đầu vàng có thể cắn vào đầu, chất độc trong não cũng có thể dẫn tới những cơn co giật. 

Nhóm của Yang cho rằng một loại thuốc chữa động kinh mang tên retigabine mở thông các kênh KCNQ có thể giúp đối phó với nọc độc và kết quả thử nghiệm ban đầu rất hứa hẹn. Trong bước tiếp theo, họ muốn thử nghiệm thuốc ở những nạn nhân không may bị rết cắn.

Nguồn: vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ret-doc-ha-guc-chuot-lon-gap-15-lan-trong-nua-phut-3702778.html?utm_source=search_vne

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!