Phun hóa chất diệt muỗi là giải pháp hiệu quả xử lý các ổ dịch sốt xuất huyết.

Hiện nay bệnh sốt xuất huyết ở các tỉnh thành tăng cao, đang khiến các ngành chức năng lo ngại và tìm cách ngăn chặn.

Người dân ngại phun thuốc gây khó cho công tác phòng chống dịch.

Sốt xuất huyết đang vào mùa cao điểm

Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Đà Nẵng có 2.519 ca sốt xuất huyết (SXH), giảm 60% so với cùng kỳ năm 2017, không có ca tử vong. Tuy nhiên, Đà Nẵng đang vào mùa mưa, là điều kiện thuận lợi để muỗi SXH sinh sôi, phát triển mạnh, là nguy cơ gia tăng dịch bệnh SXH. Trung bình, ghi nhận 10-15 ổ dịch nhỏ rải rác ở các quận, huyện.

Để chủ động phòng chống SXH, ngành y tế Đà Nẵng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tăng cường giám sát dịch tại cộng đồng; xử lý các ổ dịch, diệt lăng quăng và phun hóa chất diệt muỗi; giám sát các ca bệnh tại các bệnh viện; tăng cường truyền thông nâng cao kiến thức phòng chống SXH cho người dân như diệt muỗi, vệ sinh môi trường… Trong đó, phun hóa chất diệt muỗi là một trong những giải pháp quan trọng trong phòng chống SXH. Tuy nhiên, tại thành phố Đà Nẵng, công tác này đang gặp khó khăn do một bộ phận người dân e ngại hóa chất diệt muỗi gây độc hại đến sức khỏe con người.

Hóa chất diệt muỗi có nguồn gốc từ thiên nhiên

Có thể nói, phun hóa chất diệt muỗi là một trong những giải pháp hiệu quả trong xử lý các ổ dịch nhỏ, phòng ngừa lây lan dịch bệnh SXH. Song, công tác phòng chống dịch SXH hiện nay của Đà Nẵng đang gặp khó khăn do ở không ít khu dân cư, người dân còn thiếu hợp tác với cơ quan chức năng trong việc phun hóa chất diệt muỗi. Một nhân viên Trạm Y tế P. Hòa Thuận Đông, Q. Hải Châu cho biết: "Địa phương đang tiến hành phun hóa chất diệt muỗi ở một số tổ dân phố có ổ dịch SXH và số người mắc SXH cao. Tuy nhiên, công tác này gặp nhiều khó khăn do một số người dân cho rằng thuốc có mùi khó chịu và gây độc hại cho sức khỏe, nên phần lớn người dân chỉ cho phun ở ngoài, do đó hiệu quả phòng chống SXH không cao".

Phần lớn người dân đều biết phun hóa chất diệt muỗi, xử lý môi trường là một trong những biện pháp phòng chống dịch bệnh SXH hữu hiệu, nhưng vẫn không ít người e ngại ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là sau những thông tin chưa được kiểm chứng về vụ 3 khách lưu trú cùng một khách sạn ở Q. Sơn Trà tử vong trong thời điểm khách sạn này có phun hóa chất diệt côn trùng.

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Tam Lãm- Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Dự phòng Đà Nẵng cho biết, hóa chất dùng diệt muỗi mà ngành Y tế đang sử dụng đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm an toàn và cho phép sử dụng trên toàn quốc là những hợp chất hữu cơ thiên nhiên, được chế từ hoa thủy cúc, nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Trung tâm Y tế Dự phòng và các đội y tế dự phòng quận, huyện thực hiện phun miễn phí cho người dân tại những ổ dịch nhỏ, để phòng chống sự lây lan dịch bệnh SXH. Ngoài ra, cũng có một số đơn vị tư nhân đăng ký với Sở Y tế phun thuốc, nhưng phải được sự đồng ý của Sở Y tế TP và có sự giám sát của cán bộ y tế địa phương. Bác sĩ Nguyễn Tam Lãm cũng cho rằng, tỷ lệ phun hóa chất xử lý môi trường tại một số nơi mới đạt 70% và nếu việc phun hóa chất xử lý môi trường không triệt để thì hiệu quả phòng chống dịch bệnh SXH sẽ không cao.

Nguồn: cadn.com.vn/news/119_196811_nguoi-dan-ngai-phun-thuoc-gay-kho-cho-cong-tac-phong-chong-dich.aspx

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Muỗi - Dịch Vụ Diệt Muỗi - Công Ty Diệt Côn Trùng Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!