Nhờ tăng cường công tác phòng dịch, bệnh sốt xuất huyết giảm hơn 50% so với năm trước.

Muỗi là thủ phạm chính gây ra bệnh sốt xuất huyết cho con người. Hiện nay đang là mùa dịch bệnh nên người dân cần có biện pháp diệt muỗi, phòng chống muỗi đốt để bảo vệ sức khỏe cho người thân trong gia đình.

Theo ông Nguyễn Đức Khoa, Phó Trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, năm 2018, mặc dù bệnh sốt xuất huyết lưu hành toàn quốc, nhưng năm nay chúng ta đã khống chế được và đã giảm hơn 50% so với năm trước.

“Tuy vậy chúng ta không được chủ quan. Ngành y tế ở tất cả các địa phương đã triển khai các hoạt động để phòng chống bệnh dịch; tuyên truyền cho người dân khi mắc bệnh nên đến cơ sở y tế sớm hơn để được tiếp nhận điều trị, tránh diễn biến nặng dẫn đến tử vong. Do được tuyên truyền trong nhiều năm nên nhận thức của người dân trong việc phòng, chống dịch bệnh đã chủ động hơn từ trong các gia đình…” – ông Khoa nói.

Cũng theo ông Khoa, bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện ở những khu vực đang phát triển đô thị hóa nhanh, nơi tập trung nhiều công trình xây dựng, các khu công nghiệp, có nhiều nhà trọ của học sinh, sinh viên, công nhân. Tại những khu vực này, dịch bệnh sẽ khó kiểm soát và lây lan nhanh hơn vì điều kiện sống của một số người dân khá tạm bợ và không được quan tâm về mặt vệ sinh môi trường.

Ông Khoa cho biết thêm, ngoài sốt xuất huyết, thêm 2 bệnh nữa có xu hướng bùng phát vào mùa Đông Xuân là bệnh tay chân miệng và bệnh sởi. Cả 3 bệnh này đều do virus gây nên. Tuy nhiên, riêng bệnh tay chân miệng và sởi là phát triển mạnh vào mùa Đông Xuân, bởi đây là thời điểm giao mùa, không khí lạnh thích hợp cho bệnh phát triển.

Hằng năm, bệnh tay chân miệng thường có hai đỉnh dịch là tháng 6 và tháng 11. Hiện nay Bộ Y tế đã có phác đồ để điều trị bệnh tay chân miệng và đã phổ biến đến tất cả các bệnh viện trên toàn quốc. Trong phác đồ của Bộ Y tế nêu rất rõ các phân loại bệnh nào điều trị ở tuyến nào. Ngoài ra, để tránh tình trạng quá tải bệnh viện, bệnh nhân nên theo hướng dẫn của thầy thuốc.

“Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn điều trị. Nếu bị nhẹ có thể được điều trị ngoại trú, còn những trường hợp nặng sẽ điều trị nội trú và tùy từng trường hợp phải chuyển tuyến để điều trị” – ông Khoa nhấn mạnh.

Tuy nhiên khi điều trị tại nhà, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc cũng như cần phải theo dõi sát tình hình của người bệnh. Nếu diễn biến tốt thì tái khám theo hướng dẫn của cơ sở y tế. Còn trong trường hợp thấy những biểu hiện bất thường thì phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

Đối với bệnh sởi, vừa qua các địa phương ghi nhận nhiều ca bệnh như Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai, Điện Biên, Thanh Hóa… Đặc biệt, số ca phát ban tăng 10,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Do vậy, người dân lo ngại dịch bệnh có thể bùng phát như năm 2014 khiến hơn 100 ca tử vong. 

Ông Nguyễn Đức Khoa khẳng định, Bộ Y tế không để xảy ra tình trạng như năm 2014. Rút kinh nghiệm từ dịch đó, Bộ Y tế đã có kế hoạch giám sát tình hình dịch bệnh để có ứng phó với các trường hợp xảy ra.

Nguồn: thegioitiepthi.vn/p/nam-2018-benh-sot-xuat-huyet-giam-hon-50-so-voi-nam-truoc-15096.html

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Muỗi - Dịch Vụ Diệt Muỗi - Công Ty Diệt Côn Trùng Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!