Thích thú về quê săn chuột đồng mùa lúa chín làm mồi nhậu.

Đặc điểm và tập tính của loài chuột.

Chuột thuộc loài động vật có vú, bộ gặm nhấm. Chúng không chỉ đa chủng loại mà số lượng lại rất lớn, dễ thích nghi với mọi điều kiện tự nhiên nên sự phân bố “cư dân" rất rộng lớn, dường như không ở đâu không có chuột. Thêm nữa, chúng không hề cần việc "sinh đẻ có kế hoạch”.Tuy tuổi thọ của chuột ngắn - nói chung chuột thường chỉ sống 1-2 năm, có con 2-3 năm; riêng chuột hoang sống quá 6 năm, rái cạn sống tối đa 9 năm - nhưng mức sinh sản của chúng thì thật phi thường, tạo ra dòng giống đông “ngập tràn lãnh thổ". 

Theo khảo sát, chỉ trong 1 năm, một cặp chuột cống gây ra cả một bầy đàn con, cháu, chắt, chít cộng lại có thể tới 15.552 con! Nguyên do là chuột phát dục nhanh, số lần đẻ nhiều, thời gian mỗi lừa đẻ ngắn, số con mỗi lần đẻ đông. Ở điều kiện bình thường, chuột cống loại có thân hình tương đối nhỏ, có thể đẻ 2 - 8 lứa/năm; 20 ngày tuổi là mở mắt là có thể rời mẹ để sống độc lập. Và chuột cống 2 - 3 tháng tuổi là có thể bắt đầu mang thai (bầu) rồi. Phần lớn các giống chuột đẻ quanh năm, cả mùa khô và mùa mưa. Nhưng một số ít giống chuột chỉ sinh sản vào mùa Xuân và mùa Thu thời tiết ấm, mát. Trong số này, chuột hoang, rái cạn, chuột nhảy sống ở đồi hoang, đồng cỏ, sa mạc thì sức sinh sản thấp, chỉ đẻ mỗi năm 1 lần, và mỗi lần đẻ từ 2 đến 8 con.Chuột có nhiều đặc điểm và tập tính. Chúng tôi chỉ nói tới một đặc điềm và tập tính tiêu biểu, cũng là cái tạo nên nguyên nhân gây hại của nó.

Ta đã biết, chuột là loài gặm nhấm. Chúng có thói quen gặm nhấm mọi thứ cây trồng, đồ dùng trong nhà ở bất cừ nơi nào nó cư trú, hoạt động. Đó là vì răng cửa chuột không ngừng mọc dài ra. Người ta thí nghiệm, đo đạc thì thấy rằng, mỗi năm răng cửa trên của chuột, cụ thể là chuột trắng trưởng thành, có thể dài ra trung bình 114,3 mm; còn răng cửa dưới dài ra trung bình 1.146,1mm. Cứ đà ấy, con chuột sẽ chết vì không sao ăn uống được. Nếu chỉ đào hang, rũi đất, nhấm hạt ngũ cốc dù răng có mài mòn đáng kể vẫn không triệt tiêu được tốc độ dài ra của răng cửa ấy. Vậy chuột phải gặm nhấm. Chúng gặm, phá mọi thứ từ cây, củi gỗ đến đồ dùng của chúng ta, kể cả đồ gia bảo. Gặm đồ cứng, tất yếu có răng bị mẻ gãy. Không sao, tế bào gốc răng của chuột sinh trưởng mạnh, liên tục, không ngừng tạo những tế bào và men răng mới bù đắp phần răng bị sứt mẻ kia rất mau chóng.

Đồ dùng của chúng ta xưa nay vẫn là "vật mài răng" của chuột. Biết bao sản phẩm thông dụng sản phẩm thủ công cao cấp quý giá của cá nhân, của dân tộc bị chuột “tấn công", phá hủy, gây nên sự mất mát lớn rất đáng tiếc. Căm ghét chuột gây hại, nhưng ta nên hiểu sự thật là chuột không ý thức việc ấy, chúng chỉ "mượn" các vật của chúng ta để “mài răng" thôi! Có của thì giữ - cái anh chàng chuột nếu biết nói hơn sẽ lí sự với chúng ta như thế. Vâng, tôi phải giữ của cải của tôi, nguồn sống của chúng tôi. Dù có điềm tĩnh trả lời như vậy, chúng tôi vẫn phải có biện pháp hữu hiệu để phòng chống lũ xâm lăng kia ấy là phòng bằng rương hòm tốt để đựng đô ăn thức dùng, là chống bằng một cạm bẫy, bả....diệt chuột.

Thói “ngặm nhầm" liên quan đến tập tính phàm ăn và ăn nhiều của các loài chuột.

Về lượng đồ ăn, mỗi con chuột ăn trong một ngày có thể hết số thức ăn nặng bằng cơ thể của nó. Đương nhiên là nó không thể ăn hết một lần. Nó ăn liên tục, nhiều lần trong ngày đêm, tiêu hóa cũng liên tục. Tuy thế, nếu phải kiếm khó khăn, tối thiểu mỗi chuột cống ăn 25 gram đồ ăn/ngày và chuột nhà ăn 2 gram đồ ăn/ngày. Chuột to thì uống 12 - 30 mm nước/ngày, chuột nhỏ uống 1 - 2mm nườc/ngày. Chuột ở sa mạc, hoang mạc khô cằn thì chỉ nước trong thức ăn cây cỏ là đủ, chúng có khả năng chịu khát, không cần uống nước.Chuột ăn và dự trữ thức ăn (có con dự trữ trong hang tới 1 - 2 kg lương thực). Chúng vừa ăn vừa phá, thậm chí phá hoại còn lớn hơn ăn gấp trăm lần.

Hãy thử tính, một con chuột cống ăn một năm tối thiểu 9 kg lương thiện, thực phẩm thì 1 triệu con ngốn hết 9000 tấn. Theo số liệu của FAO, trên thế giới đang có tới 1 tỷ con chuột, chúng ngốn hết 9 triệu tấn lương thực, thực phẩm mỗi năm. Con số thiệt hại thật khổng lồ! Nhưng số của cải do chúng phá còn lớn hơn thế nhiều Người ta tính ra hàng năm, thiệt hại do chuột gây ra trên thế giới hàng trăm triệu tấn lương thực, thực phẩm. Những trận đại dịch chuột phá mùa màng xưa nay ở đâu cũng có.

Nhiều cánh đồng lúa, hoa màu của ta bị chuột tàn phá ít là 5% nhiều là 30 - 50 %, có nơi tới 80%. Ngay cả đồng cỏ, rừng cây, vườn quả cũng chịu chung số phận như thế! Điều này, thử hỏi họ hàng nhà chuột liệu có cách nào "biện minh"? Ấy là chưa kể đến tác hại khôn lường khác nữa do chuột gây ra, như cắn sách vở, quần áo, đường dây điện thoại, người, gia súc, đào phá đê đập, tường kho; hay do chuột gây ra và chịu chung số phận bị tiêu diệt, như dịch bệnh, nhất là dịch hạch.

Đặc điểm và tập tính của loài chuột.

 

Thích thú bắt chuột đồng mùa lúa chín.

Vào mùa thu hoạch lúa cũng là lúc có lắm chiêu, nhiều trò với đám con nít, thanh niên mới lớn nơi đồng nội. Nhưng trong đó thú vị nhất là đi gài bẫy cò, bắt cá và đuổi bắt chuột đồng.

Dòm vô cái miệng hang còn ươn ướt, thằng Tí cá với tôi: “Bảo đảm trong này có chuột đó, anh hai”. Qua vài lớp vá (leng), con chuột cống nhum to tướng từ trong hang chạy vọt ra. Không bỏ lỡ thời cơ, tôi và thằng Tí nhanh tay ví nó chạy lòng vòng vô đám cỏ rậm rì dưới mương phèn. Sau một hồi rượt đuổi, con chuột cũng bị thằng Tí thọp cổ!

Đào hang, giậm mương phèn bắt chuột là cái chuyện hồi tôi còn nhỏ lúc sống ở quê. Nói tới giậm mương phèn thì ai cũng khoái, nhất là đám con nít xách bao đựng lúa ra đồng cho mấy chú, mấy anh đựng chuột.

Quê tôi làm lúa mùa, mỗi năm chỉ 1 vụ. Mùa nước, người ta phát cỏ để cho cỏ ngấm rồi cào xuống mương, sau đó cấy lúa trên ruộng. Tới mùa hạn, người ta đốt cỏ để lên liếp (thường gọi là sên mương phèn). Khi đốt cỏ cũng là lúc bắt chuột thú vị nhất. Ở quê, chẳng thiếu món ăn đồng nội, nhưng mùa này vào mùa chuột đồng nên săn chuột luôn được mọi người “chiếu cố”. Năm, bảy người chỉ cần chia ra 2 đầu mương phèn giậm phình phịch trên cỏ khô, lúc còn chừng chục thước thì xúm xung quanh canh chừng không cho chuột chạy ra, sau đó lật ngược cỏ lên.

Mỗi mẻ có khi kiếm được 5 - 7 con chuột là bình thường. Có khi người ta còn bắt được cả rắn. Chiến lợi phẩm sau một hồi quần thảo là vài chục con chuột đồng mập mạp nằm gọn trong bao, đem về làm sạch khìa nước dừa, nướng chao ăn với cơm hoặc nhậu lai rai sau một ngày làm đồng vất vả.

Giậm mương phèn là chuyện ở Cà Mau. Chứ ở An Giang, để bắt chuột đồng người ta thường quen với chuyện ví cù. Lúa chín vàng đồng, người ta cho máy cắt xung quanh, còn lại phần cù bên trong, đây cũng là khu vực có nhiều chim chuột “dồn đống”. Để bắt được, người ta chỉ cần bủa lưới xung quanh đám lúa, không con chim, chuột nào chạy thoát.

Có mặt trên đồng lúa của chú ba Lỹ ở xã Vĩnh Phú (Thoại Sơn), chúng tôi có dịp tham gia ví cù. Tiếng máy gặt đập liên hợp vẫn chạy đều đều, những hạt lúa vàng ươm vẫn chảy ào ào vô bao, trong khi đám thanh niên, con nít chạy lăng xăng quanh đám lúa cù. Cả đám người bồn chồn, chờ đợi và “thủ” sẵn tư thế để chụp chuột. Có người bạo dạn không cần bủa lưới, khi chuột chạy ra họ chỉ dùng tay không để chụp, mỗi phát mỗi trúng.

Đám con nít cũng lúi húi chạy theo mấy chú, vừa vác bao vừa dắt chó để ví chuột. Mấy chục người lui cui xung quanh cù đất rộng chưa đầy nửa công, nếu có mọc cánh thì chuột cũng chưa chắc thoát nổi. Phấn khởi nhất là đám con nít, cứ liên tục hô hoán: “Đây nè chú ơi”, “Kia kìa chú ơi”... Rồi tiếng lịch phịch của những cú chụp ngoạn mục. Chưa đầy hai chục phút, bà con đã bắt gần nửa bao chuột với hơn trăm con. Vậy là nông dân lại có thêm thực phẩm tươi ngon cho bữa ăn thêm phong phú.

Chú ba Lỹ cho biết: “Bữa nay ví được nhiêu đây còn ít hơn mấy lần trước. Mọi khi còn ví được cúm núm, chim cò đủ thứ”.

Chuột là loài cắn phá mùa màng, nhưng thịt chuột ngon là điều không ai bàn cãi. Dân sành ăn chế biến chuột thành đủ thứ món, nào là chuột rô ti, chuột khìa nước dừa, chuột chiên sả ớt, chuột nấu canh chua… cầu kỳ hơn là món chuột quay lu được bán ở các nhà hàng, quán nhậu cao cấp với giá cả trăm ngàn đồng/dĩa.

Thích thú bắt chuột đồng mùa lúa chín.

 

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

 

 

Khách hàng tiêu biểu: 
Khach san o sai gon
Hotel in hcmc