Người đàn ông được mệnh danh là dũng sĩ diệt chuột tại Việt Nam.

Nông dân được mùa nhờ triển khai kế hoạch diệt chuột hiệu quả.

Vụ lúa xuân vừa qua ở tỉnh Hải Dương, năng suất cao hơn mùa trước, đạt trung bình 64 - 65 tạ/ha. Bên cạnh việc gieo cấy đúng khung thời vụ, khắc phục tình trạng lúa chết rét kịp thời, phòng trừ sâu bệnh đúng cách… thì năng suất cao còn nhờ phần lớn vào việc triển khai kế hoạch diệt chuột hiệu quả. Câu chuyện ở thôn Đồng Bào, xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc là một ví dụ tiêu biểu cho thấy những tác động tích cực đối với mùa màng nhờ nông dân linh hoạt, đổi mới hình thức diệt chuột để bảo vệ sản xuất.

Trưởng thôn Đồng Bào Tăng Văn Chí cho biết, thôn có khoảng trên 100 ha gieo cấy lúa, là thôn có diện tích gieo cấy lúa nhiều nhất của xã Gia Xuyên. Trong vụ mùa 2013, nạn chuột hại lúa hoành hành, năng suất lúa rất thấp, chưa đạt 1 tạ/ha, thậm chí nhiều gia đình mất trắng. Có nhà cấy tới 7 - 8 sào nhưng chỉ thu hoạch được vài chục cân thóc. Trải qua một vụ mùa thất thu, nhiều hộ chán nản không muốn cấy tiếp. Trước thực trạng đó, bước sang vụ xuân 2014, tổ diệt chuột của thôn được thành lập với 3 thành viên và bắt đầu đi vào hoạt động với cam kết: nếu 1 sào ruộng bị chuột phá hoại từ 6 m2 trở lên thì tổ có trách nhiệm “đền bù” thiệt hại cho bà con tương ứng 150 cân thóc. Bù lại, họ được trả công 40.000 đồng/sào/vụ.

Việc diệt chuột rất linh hoạt nhưng chủ yếu khoảng từ 1 giờ chiều đến hết buổi tối và triển khai từ ngay thời điểm trước khi đổ ải đến lúc thu hoạch. Ông Tăng Văn Đẹp, một trong 3 thành viên của tổ cho biết: việc diệt chuột được triển khai ngay từ tháng 11 âm lịch là thời điểm trước khi đổ ải (3 lần), trong thời gian đổ ải (1 lần), suốt quá trình lúa sinh trưởng và phát triển, các thành viên trong tổ thường xuyên thăm đồng và phát hiện thấy ruộng có dấu hiệu chuột hại sẽ can thiệp kịp thời, không để lan rộng. Tổng cộng, cả vụ xuân 2014, tổ này tiến hành 14 lần diệt chuột.

Mặc dù thôn được hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã cấp 3 kg thuốc để diệt chuột nhưng tổ diệt chuột đề nghị thôn chuyển nguồn này về cho các hộ dân để đánh bả chuột trong khu dân cư, còn với diện tích lúa ngoài đồng, tổ diệt chuột đứng ra đảm nhận tự lo toàn bộ. Với cách làm chặt chẽ từ khâu lựa chọn mồi bả đến việc thường xuyên và kịp thời phát hiện và xử lý chuột hại trong suốt quá trình lúa sinh trưởng, ba cánh đồng của thôn Đồng Bào trong vụ lúa vừa qua đã được chăm sóc tốt ngay từ đầu, không có một diện tích nào bị chuột phá. Năng suất trung bình của toàn thôn trong vụ này đạt trên 2 tạ/sào, đặc biệt là giống Q5 và giống BC15. “Chỉ đầu tư 8 kg thóc/sào/vụ để trả công cho tổ diệt chuột nhưng cả vụ được mùa nên bà con rất phấn khởi” - nông dân Tăng Văn Mừng kể. 

Hiện vụ mùa 2014 đã bắt đầu. Ông trưởng thôn cho biết bà con nông dân thôn Đồng Bào nay hoàn toàn yên tâm, không ai còn ý tưởng bỏ cấy lúa. Kinh nghiệm cho thấy, vụ mùa ngắn nên nguy cơ chuột hại cao, tuy nhiên sau thành công ở vụ xuân, các thành viên trong tổ diệt chuột cho biết họ không quá lo lắng. 

Không riêng thôn Đồng Bào mà trên phạm vi toàn tỉnh Hải Dương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đánh giá, vụ xuân vừa qua, công tác diệt trừ chuột đã được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến huyện và cơ sở, nông dân tích cực tham gia hưởng ứng, có hiệu quả cao. Toàn tỉnh có trên 80 xã, phường, thị trấn đã triển khai diệt chuột tập trung thông qua hình thức giao cho các hợp tác xã; lại có khoảng 30 xã, phường, thị trấn tổ chức diệt chuột theo thôn, đội, khu dân cư và135 xã, phường, thị trấn tổ chức diệt chuột theo tổ, đội với tổng số 831 tổ, đội diệt chuột. Nhờ vậy, diện tích lúa bị chuột hại, mức độ hại thấp nhất so với trung bình nhiều năm. Đây là một trong những yếu tố mang lại một vụ xuân 2014 bội thu với năng suất 64-65 tạ/ha (trong khi vụ xuân năm trước chỉ đạt khoảng 63 ha). 

Trong vụ mùa 2014 này, Hải Dương đặt ra kế hoạch gieo cấy 62.500 ha, phấn đấu năng suất 57 tạ/ha. Để có một vụ mùa thắng lợi, bên cạnh việc chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, xây dựng các mô hình trình diễn các giống lúa mới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng lưu ý các cơ quan chuyên môn tư vấn chi tiết cho bà con nông dân về kỹ thuật từ khâu làm đất, gieo cấy, tưới tiêu, trừ sâu bệnh, dịch hại. Những nơi đã có cách diệt chuột chủ động, hiệu quả như thôn Đồng Bào được khuyến khích tiếp tục phát huy trong vụ mùa 2014../.

Nông dân được mùa nhờ triển khai kế hoạch diệt chuột hiệu quả.


Dũng sĩ diệt chuột Việt Nam

Sau khi giúp Bộ Quốc phòng Campuchia diệt chuột, “vua diệt chuột” Trần Quang Thiều đang sản xuất mẫu bẫy chuột mới để bán sang Mỹ, Anh

“Trong 15 năm làm nghề, tôi đã diệt khoảng 40 triệu con chuột và bán hơn 30 triệu cái bẫy. Các nhà khoa học phân ra 43 loài chuột ở nước ta thì tôi đã bắt được 40 loài” - ông Trần Quang Thiều (SN 1954, chủ DNTN diệt chuột Quang Thiều ở thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) giới thiệu về mình.

Khắc tinh của loài chuột

Cơ duyên đưa lão nông trở thành doanh nhân cũng như danh hiệu “vua diệt chuột” rất tình cờ. Sau khi xuất ngũ, ông về quê làm ruộng rồi được bầu làm đội trưởng sản xuất của làng Bình Vọng. Năm 2000, đội sản xuất đăng ký trồng lúa giống siêu nguyên chủng của nhà nước. Ông Thiều kể: Mua của nhà nước 1 kg thóc giống thì sau khi thu hoạch phải bán lại cho nhà nước 150 kg, nếu không đủ sẽ bị phạt. Vậy mà gieo mạ xong, lũ chuột đồng thi nhau cắn phá mất gần 1/4 diện tích.

Ông Thiều lo quá. Ông đi mua các loại bẫy về đặt xung quanh ruộng mạ nhưng lũ chuột vẫn cắn phá ác liệt. Để nghiên cứu về chuột, ông đã bắt chuột về nhà mình nuôi. Ban đầu khối người bảo ông hâm. Ông kệ.

Cũng nhờ miệt mài quan sát, ông phát hiện chuột thường chỉ đi và về theo một đường, hoạt động mạnh vào 2 thời điểm: chập tối đến 21 giờ và từ 3-5 giờ. Chúng di chuyển rất nhanh, có loài 2 m/giây, có loài 2,7 m/giây. Nếu đặt bẫy thông thường thì chuột có thể đi qua mà bẫy vẫn không sập. Muốn bắt được chuột, bẫy phải có tốc độ sập nhanh hơn tốc độ của chuột. Từ đó, ông đã sáng tạo ra loại bẫy hình bán nguyệt bằng thép, kích thước nhỏ, có chốt an toàn, có quả đối trọng bằng cao su ở giữa, lò xo khỏe, chỉ chạm nhẹ là sập bẫy. Ông còn lên tận Viện Vật lý (Hà Nội) để đo tốc độ sập của bẫy. Khi chắc chắn tốc độ sập (0,01 giây/m) nhanh hơn tốc độ di chuyển của chuột, ông mới yên tâm. Sản phẩm của ông sau đó được cấp bằng độc quyền sáng chế.

Bẫy chuột của ông Thiều hoạt động rất hiệu quả, nhanh chóng nổi tiếng không chỉ trong huyện, tỉnh mà lan ra cả nước. Giờ thì ông làm không hết việc. 58 nhân viên của ông có mức lương bình quân từ 4-8 triệu đồng/người/tháng.

Bẫy trên đồng ruộng của ông giá 9.000 đồng/cái còn bẫy có lẫy an toàn trên mọi địa hình là 20.000 đồng/cái. Bẫy đơn giản, rất dễ sử dụng. Dùng phản xạ của chuột để diệt chuột trên mọi địa hình, không cần mồi, không cần nguỵ trang. Đơn hàng ngày một nhiều, giá trị các hợp đồng diệt chuột ngày càng lớn, cần phải có tư cách pháp nhân để giao dịch. Thế là năm 2006, DNTN diệt chuột Quang Thiều do ông làm giám đốc ra đời. “Hợp đồng diệt chuột có cam kết không diệt hết chuột thì chúng tôi sẽ không lấy tiền” - ông cho biết.

Với phương châm “ở đâu có chuột, ở đó có ông Thiều”, ngoài một doanh nghiệp do ông làm chủ, ông lập 5 doanh nghiệp khác cho 5 người con trực tiếp điều hành ở Hà Nội, TP HCM và nhiều nơi khác. Ông Thiều dặn các con làm kinh doanh phải giữ chữ tín hàng đầu, sống và làm việc phải tử tế.

“Người ta diệt chuột không được thì phải cho nhân viên đến tận nơi hướng dẫn lại. Nhân viên không làm được thì các con phải làm. Các con không làm được thì bố sẽ trực tiếp đến. Không bao giờ được làm ăn chụp giật” - ông Thiều nói.

Dũng sĩ diệt chuột Việt Nam

 

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!