Thiệt hại do chuột gây hại trên trà lúa Đông Xuân 2014 - 2015.

Thiệt hại do chuột gây hại trên trà lúa Đông Xuân 2014 - 2015.

Việc thâm canh tăng vụ thời gian qua luôn tiềm ẩn nguy cơ sản sinh nhiều loại dịch hại trên đồng ruộng. Theo nhiều nông dân, từ đầu mùa khô đến nay, trên nhiều cánh đồng trong tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện chuột cắn phá với tình hình căng thẳng hơn các năm trước.

Trên đồng ruộng, chuột thường cắn phá vào mọi giai đoạn phát triển của cây lúa, nặng nhất là lúc lúa làm đòng đến trổ, lúc này chuột ăn đòng non hay cắn ngang hạt lúa. Hiện nay Sóc Trăng có khoảng 85.000 ha lúa đang làm đòng đến trổ, nguy cơ bị chuột gây hại rất cao. Ở giai đoạn sớm chuột cắn gốc lúa gây ảnh hưởng đến sức sống của cây, ở giai đoạn hình thành đòng, chuột cắn thủng bẹ để ăn đòng, và ăn hạt khi lúa trổ. Nếu bị hại sớm, lúa có thể phục hồi, nhưng khi chín sẽ không đều, nếu bị hại muộn, lúa không phục hồi được, không cho năng suất. Ngoài cắn phá lúa, chuột còn đào hang trên bờ ruộng, bờ đập… làm nước trong ruộng bị thất thoát. Mức độ gây hại của chuột rất nhanh, nhà nông không thể lơ là, anh Trần Văn Sái ở ấp Kinh Mới, xã An Ninh cho biết “Năm nay tình hình chuột cắn phá lúa nhiều hơn năm ngoái, bà con ai cũng sợ, nên ngoài việc phòng trừ sâu bệnh chúng ta cũng phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời ngăn chặn chuột cắn phá”.

Huyện Châu Thành đã xuống giống hơn 13.400ha lúa, trong đó có 2.200 ha giai đoạn đòng trổ, diện tích bị chuột cắn phá chưa nhiều nhưng mật số xuất hiện cao và sinh sôi rất nhanh. Các cánh đồng đang vào giai đoạn đòng trổ là lúc thích hợp nhất cho chuột phát triển và nhân mật số. Mặt khác, các biện pháp phòng trừ chuột trên một diện tích lớn của nông dân còn khá hạn chế. Ngoài việc đặt bẫy, một số bà con đã dùng bao nilong bao quanh ruộng lúa, dùng chó, mèo để bắt chuột nhưng cũng không mấy hiệu quả; Các biện pháp đặt bẫy hay bã chuột cũng không mấy tác dụng còn gây nguy hại đến sức khỏe con người và vật nuôi. Ông Nguyễn Văn Chín ở xã An Ninh cho biết “Nạn chuột cắn phá rất là khó diệt, một phần thì đặt bẫy, một phần thấy thì bắt, chứ không làm sau mà quản lý hết được còn dùng thuốc diệt thì rất nguy hiểm”.

Chuột không ưa nước nên mùa mưa hoặc ruộng ngập nước, sẽ hạn chế bớt việc di chuyển của chuột, số lượng chuột cũng giảm; Khi lúa đẻ nhánh bà con thường rút bớt nước ra khỏi ruộng để rễ lúa ăn sâu vào đất, lúa đẻ nhánh mạnh. Khi gần thu hoạch bà con sẽ rút cạn nước trên đồng để thuận lợi cho việc gặt lúa và đây là lúc chuột cắn phá gây hại. Mặt khác nếu việc tiêu diệt không đồng loạt, thì chuột có thể sang gây hại ở các ruộng lân cận.

Theo các nhà chuyên môn, việc chuột xuất hiện nhiều và gây hại một phần do thời gian các vụ lúa rất gần nhau, nếu không nói là liên tục, làm cho thời gian chuẩn bị đất không nhiều, là điều kiện cho chuột đào hang lẩn trốn trên các bờ ruộng và gây hại khi lúa có trên đồng. Ngoài ra từ đây đến cuối năm lượng mưa giảm, sẽ thuận lợi cho chuột sinh sôi. Kỹ sư Quách Phước Châu – Phó Chi cục BVTV tỉnh Sóc Trăng cho biết “ Kỹ thuật làm đất của nông dân cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc các loại dịch hại phát sinh và phát triển, vấn đề thâm canh tăng vụ, vấn đề làm đất không kỹ cũng là điều kiện để dịch hại phát triển. Ngoài ra thì theo trung tâm khí tượng thủy văn, cuối năm 2014, hiện tượng ElNino, bão ấp thấp nhiệt đới giảm, lượng mưa giảm mạnh, thời tiết khô hạn, ở những trà lúa cuối vụ, tỉnh Sóc Trăng cũng sẽ ảnh hưởng

Các nhà chuyên môn khuyến cáo nông dân nên theo dõi đồng ruộng thật kỹ, kịp thời phát hiện và tiêu diệt chuột. Trong những vụ lúa sau cần phát quang bờ ruộng, bờ mương, tìm diệt các ổ chuột ở bờ ruộng ngay từ đầu vụ. Sau thu hoạch nên dọn sạch rơm rạ để hạn chế nơi cư trú của chuột. Các biện pháp diệt chuột cần làm đồng loạt, để tránh chuột di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác và gây hại trên diện rộng.

Thiệt hại do chuột gây hại trên trà lúa Đông Xuân 2014 - 2015.


Bắt chuột đồng làm mồi nhậu, món ăn khoái khẩu của nhiều người.

Dân Việt - Nói đến món thịt chuột, nhiều người có cảm giác sợ vì vốn ghét loài chuột, lại chưa biết rõ nguồn gốc, sự an toàn. Bạn cứ đến làng Vạn Lộc, Nam Định, sẽ thấy ở đây có nghề đào bắt chuột đồng làm thịt.
Như bao làng quê khác ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ, đối với người dân làng Vạn Lộc, việc đi bắt chuột đồng từ lâu đã trở thành một kế sinh nhai, kiếm tiền của nhiều gia đình.

Loài chuột đồng chuyên gặm nhấm phá hoại lúa, hoa màu, sống bầy đàn và đào hang, làm tổ quanh các khu bờ đồng, bờ mương ở Vạn Lộc. Hằng năm, từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch là mùa chuột đồng kiếm ăn nên con nào cũng mập mạp, tròn trĩnh, trở thành đối tượng săn bắt của bà con.

Những ngày nông nhàn, bà con trong làng thường rủ nhau đông hơn để ra đồng bắt chuột về làm thịt, vừa dùng làm món ăn, vừa bán cho người dân trong vùng cùng thưởng thức.

Là một làng thuần nông thuộc xã Xuân Phong, huyện Xuân Trường, Nam Định, ở Vạn Lộc chưa có nhiều hàng quán bày bán các món ăn chế biến sẵn từ thịt chuột. Bà con khi đánh bắt được chuột ngoài đồng, chỉ hơ qua lửa làm sạch lông rồi đem bày bán nguyên con dọc hai bên con đường dẫn vào làng, nơi tập trung bán nhiều là chợ gốc cây đa.

Vào dịp gần Tết Nguyên đán này ở Vạn Lộc, , thịt chuột đồng đang được người dân bán với giá trên dưới 70.000 đồng/kg, gần bằng giá tiền của 1 kg thịt lợn. Ảnh: Mạnh Thắng
Theo nhiều người dân ở Vạn Lộc, cách phân biệt loài chuột đồng với các loài chuột khác cũng dễ, họ nhìn là biết ngay đâu là chuột đồng, đâu không phải chuột đồng. Chỉ có chuột đồng mới được dùng để chế biến thành món ăn.

Anh Nguyễn Mạnh Thắng - người dân tại địa phương cho biết: “Đó là những con chuột trông giống như chuột cống ở khu vực đô thị, nhưng khác là bộ lông của chuột đồng có màu vàng nâu hơi sẫm và mượt”.

“Thịt chuột do người dân đánh bắt, hoặc mua về rồi tự chế biến món ăn. Khi sơ chế làm sạch lông, bỏ phần đầu và ruột, phần thân thường được tẩm ướp với ngũ vị hương hay sả ớt, chế biến thành các món như áp chảo, quay, rang muối, hấp lá chanh, nấu rựa mận... có hương vị rất đặc trưng, ăn là khoái liền”.

Cũng theo anh Thắng, để bắt được chuột đồng phải bới tìm các cửa hang của chuột, sau đó đốt cỏ, rơm, hun khói ở cửa hang và đặt lồng bẫy đón. Chuột trong hang bị sặc khói, buộc phải phóng chạy ra ngoài, chui vào lưới.

Được biết chuột đồng không chỉ là món ăn quen thuộc, khoái khẩu với người dân ở Vạn Lộc, Nam Định, mà tại nhiều địa phương khác như Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, An Giang, Đồng Tháp... thịt chuột vẫn là món đặc sản vùng miền không thể thiếu trong các bữa tiệc, cỗ cưới, cỗ giỗ của nhiều gia đình, ở cả vùng nông thôn và thành thị.

Trong văn hóa phương Đông, loài chuột đứng đầu trong mười hai con giáp. Tại Việt Nam, họ nhà chuột cũng có mặt trong nhiều tác phẩm văn học dân gian. Đặc biệt, con chuột còn được khắc họa khá đặc sắc trong dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng của vùng Kinh Bắc.

Trong sách "Món ăn bài thuốc", dược sĩ Bùi Kim Tùng cho biết: Do đặc tính của loài chuột sinh sản mạnh, nên ăn thịt chuột đồng sẽ giúp cho thận khí, tinh tủy đầy đủ, không đau lưng, hết mỏi gối, tóc đen.

Thịt chuột là món ăn, bài thuốc có tác dụng bổ dưỡng, thơm ngon, nhưng nhiều nhà chuyên môn cũng khuyến cáo, không nên vì “khoái khẩu” mà thường xuyên ăn thịt chuột. Khi sử dụng các món ăn từ thịt chuột, người dân cần chú ý chọn loại chuột đồng, làm sạch và đề phòng một số mùa bệnh dịch do các loài chuột gây nên.

Bắt chuột đồng làm mồi nhậu, món ăn khoái khẩu của nhiều người.

 

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Chuột - Dịch Vụ Diệt Chuột Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe thành công và phát triển!

 

Khách hàng tiêu biểu: 
Khach san o sai gon
Hotel in hcmc