Tại sao Khánh Hòa thả hàng ngàn con muỗi ra đảo để… nuôi.

Tác hại do muỗi gây ra - Hàng chục nghìn người chết mỗi năm.

Trong khi bệnh tay chân miệng không ngừng gia tăng thì bệnh sốt xuất huyết cũng vào mùa. Hiện ở cả hai miền Bắc, Nam, số ca sốt xuất huyết (SXH) đều tăng mạnh. Nhiều người dân lo lắng về khả năng sẽ phải đối phó với dịch chồng dịch trong những tháng cuối năm.

Đông nghẹt bệnh nhân

Thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, 7 tháng đầu năm nay cả nước có hơn 23.000 ca mắc SXH, 22 trường hợp tử vong. Nhưng đến cuối tháng 8, con số mắc đã tăng lên hơn 32.000 ca (như vậy, riêng tháng 8 đã có 9.000 ca, gấp gần ba lần các tháng trước đó) và thêm 5 trường hợp tử vong. Địa phương có số người mắc SXH cao là TP.HCM hơn 6.000 ca; Cà Mau hơn 2.000 ca; An Giang, Đồng Nai, Bình Dương trên 1.000 ca… Tại Hà Nội, tính đến 31/8 đã có 631 ca SXH, tập trung ở các quận huyện như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai.

Theo khảo sát, số người nhập viện gần đây vì SXH tăng chóng nhanh. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi ngày khoa SXH tiếp nhận khoảng 100 trường hợp trẻ mắc SXH, trong đó tỉ lệ mắc bị biến chứng nặng gần 20%. Đáng lưu ý là tình trạng sốc SXH ở trẻ béo phì đang có chiều hướng gia tăng, mỗi ngày có khoảng 2 3 trường hợp nhập viện. Tương tự, tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, mỗi ngày có khoảng 300 trường hợp đến khám SXH.

Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, cũng cho biết, mặc dù mới bước vào đầu mùa dịch SXH nhưng số ca mắc hiện đang tăng nhanh chóng. Tính đến đầu tháng 8, thành phố đã có gần 6.000 ca SXH, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lưu ý là đã có hai ca tử vong và nhiều ca biến chứng nặng (cùng kỳ không có ca tử vong).

Xuất hiện nhiều ca nặng

Tại Hà Nội, thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho hay trước đây cả tháng bệnh viện chỉ ghi nhận vài ca SXH thì hiện nay mỗi ngày đã có gần 10 ca nhập viện. Điều nguy hiểm là miền Bắc đã bắt đầu xuất hiện những ca có dấu hiệu tăng thấm thành mạch. Với những ca này, bệnh nhân sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng nặng như đau bụng dữ dỗi, nôn nhiều, li bì, mê sảng, xuất huyết niêm mạc, gan to, nước tiểu ít, tiểu cầu giảm nhanh… Bệnh nhân ở giai đoạn này nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây biến chứng sốc, xuất huyết nặng, suy đa phủ tạng, thậm chí tử vong.

Bệnh viện đang điều trị cho bệnh nhân L., 14 tuổi ở Hà Nội, bị sốc nặng, phải truyền máu do tiểu cầu giảm. Mẹ của L. chia sẻ: “Thấy con sốt cao, tôi nghĩ cháu bị sốt thông thường nên tự mua thuốc hạ sốt về cho cháu uống. Năm ngoái cháu đã từng bị SXH nên cả nhà chẳng ai nghĩ tới khả năng cháu bị mắc lại. Đến khi thấy cháu kêu đau bụng dữ dội, nôn nhiều, nôn cả ra máu, huyết áp giảm mạnh, chân tay lạnh … gia đình mới đưa đi viện. Chẳng ngờ kết quả xét nghiệm dương tính với SXH. Bác sĩ còn nói tiểu cầu của cháu đã giảm, đã có xuất huyết niêm mạc, may mà đưa đi cấp cứu kịp không sẽ nguy hiểm đến tính mạng”.


Tác hại do muỗi gây ra - Hàng chục nghìn người chết mỗi năm.

Tại sao Khánh Hòa thả hàng ngàn con muỗi ra đảo để… nuôi.

Tỉnh Khánh Hòa sẽ thả hàng ngàn con muỗi Aedes Aegypti ra đảo Trí Nguyên để… thay thế muỗi tự nhiên.

Quần thể muỗi Aedes Aegypti mang các tác nhân sinh học Wolbachia sẽ được thả ra đảo Trí Nguyên (thuộc P.Vĩnh Nguyên, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) để thay thế muỗi tự nhiên có khả năng truyền bệnh SXH.

Đây là nội dung được các nhà khoa học trong và ngoài nước thảo luận tại Hội thảo triển khai dự án “Đánh giá khả năng thay thế của quần thể muỗi Aedes Aegypti mang các tác nhân sinh học Wolbachia”.

Theo các nhà khoa học quần thể muỗi Aedes Aegypti mang các tác nhân sinh học Wolbachia khi được thả vào tự nhiên sẽ lây truyền khuẩn Wolbachia cho muỗi tự nhiên. Loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào muỗi tự nhiên sẽ gây ra những ức chế sự nhân lên của virus Dengue – virus gây bệnh SXH – đồng thời làm giảm tuổi thọ của muỗi thường.

Được phát hiện từ năm 1924, vi khuẩn Wolbachia qua kiểm nghiệm không lây sang người. Australia đã thả loại muỗi này vào cộng đồng từ năm 2011, kết quả thu được khá khả quan.

Theo Tiến sĩ Viên Quang Mai, Phó viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang, trung bình hàng năm tại Việt Nam có hơn 50.000 ca nhiễm SXH, trong đó số ca tử vong là trên 50, nghiêm trọng nhất là khu vực miền trung. Theo chu kỳ, dịch SXH sẽ bùng phát trở lại sau 5 năm, thế nhưng năm 2010 khu vực này đã bùng phát dịch và từ đầu năm 2012 dịch quay trở lại với hơn 34.000 ca (năm 2010 là 36.000 ca), trong đó có 14 trường hợp tử vong.

Khánh Hòa là tỉnh có số ca nhiễm cao nhất khu vực miền trung. Thống kê của Sở Y tế Khánh Hòa cho thấy đến cuối 2012 toàn tỉnh có gần 5.300 ca nhiễm, trong đó có 5 ca tử vong. Đặc biệt tại Khánh Hòa đã phát hiện lưu hành cả 4 typ vi rút gây bệnh SXH D1, D2, D3, D4…

Sự gia tăng bất thường chu kỳ bùng phát dịch SXH, trong khi đó các biện pháp phòng trách tỏ ra không hiệu quả. Vì vậy phương pháp thay thế tác nhân muỗi mới để loại bỏ virus gây bệnh SXH hi vọng sẽ thành công, hạn chế được sự lây lan của dịch.

Sở dĩ chọn đảo Trí Nguyên để triển khai dự án bởi nằm xa đất liền, có quần thể muỗi tự nhiên cao quanh năm. Hiện kết quả triển khai thực địa cho thấy tỷ lệ sống của muỗi chứa vi khuẩn Wolbachia đạt 80 – 100%, không có tác động nào ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đa số các hộ dân trên đảo đồng tình để dự án được triển khai. Sau khi tiến hành khảo sát các bước cần thiết, tháng 4/2013 các nhà khoa học bắt đầu thả muỗi ra đảo.

Tại sao Khánh Hòa thả hàng ngàn con muỗi ra đảo để… nuôi.

 

 

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Dịch Vụ Diệt Muỗi - Dịch Vụ Diệt Muỗi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!

 

Khách hàng tiêu biểu: 
Khach san o sai gon
Hotel in hcmc