Xử lý vết đốt do côn trùng độc gây ra như thế nào cho an toàn.

Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế đã có khuyến cáo khá đầy đủ về việc ăn và chế biến côn trùng. Theo khuyến cáo này, côn trùng đã chết hoặc có màu sắc lạ dễ dẫn tới ngộ độc và có thể gây tử vong cho người sử dụng.

1. Nhiều người mất mạng vì ăn côn trùng.

Theo Cục An toàn thực phẩm, ở nhiều nước trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, việc sử dụng côn trùng làm thức ăn có từ lâu, khá phổ biến như cào cào, châu chấu, nhộng tằm, dế, ong, mối, nhộng ve sầu, sâu cây chít, sâu cây dâu, sâu cây sắn dây…. thậm chí còn được chế biến thành những món ăn đặc sản (bọ cạp chiên, châu chấu sốt sa tế, bọ xít rang lá chanh, trứng cà cuống phơi khô để làm bánh ngọt, dế chiên…). Tuy nhiên, việc sử dụng côn trùng để chế biến thành thức ăn đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người ăn.

Trong vài năm gần đây, tại một số địa phương trong toàn quốc đã ghi nhận một số vụ ngộ độc do sử dụng các loại côn trùng, ấu trùng làm thức ăn. Điển hình là vụ ngộ độc do ăn ấu trùng ve sầu nhiễm nấm tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận làm 15 người bị ngộ độc phải nhập viện (năm 2012), tại huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước làm 03 người phải đi cấp cứu và 01 người tử vong (năm 2014); hoặc mới đây tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu có 29 người đã phải nhập viện (01 người tử vong) do ăn bọ xít đen chiên mỡ… 

Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong các vụ ngộ độc do ăn côn trùng là: buồn nôn, nôn, run tay chân, một số trường hợp nặng nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, tăng tiết, cứng hàm, kích thích vật vã, khó thở, ý thức lo mơ, hôn mê, sẩn ngứa, ban dạng mảng toàn thân... và có thể tử vong. Biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng nhiều hay ít, nhẹ hay nặng tùy theo độc tố trong côn trùng, tổng lượng đã ăn vào và cơ địa người ăn (người già, có uống rượu, phụ nữ có thai, trẻ em... thường bị nặng).

Việc thiếu hiểu biết, thiếu kiến thứ trong lựa chọn, sơ chế, chế biến côn trùng làm thức ăn, tâm lý chủ quan khi lựa chọn côn trùng lạ để “thử nghiệm” theo kinh nghiệm “đồn thổi” để chế biến (ăn tái, ăn sống, ngâm rượu…) và sử dụng các món ăn chế biến từ côn trùng, ấu trùng… đã và đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc và thậm chí gây ra tử vong cho người ăn. Hiện nay khi chưa có các nghiên cứu sâu, đầy đủ về côn trùng sử dụng trong chế biến thực phẩm (quy trình bảo đảm an toàn trong nhân nuôi, khai thác, sơ chế, chế biến…)

2. Sơ cứu khi bị côn trùng đốt.

Tùy thuộc cơ địa từng trẻ, cũng như tùy loại côn trùng mà phản ứng của trẻ với các vết cắn, đốt sẽ khác nhau. Do đó, phụ huynh cần nhận biết đúng vết cắn, đốt của các loại côn trùng, theo dõi các phản ứng của trẻ để xử trí kịp thời.

Trường hợp nhẹ (sưng đỏ, ngứa khu trú tại vết cắn): rửa sạch vết thương với xà phòng diệt khuẩn. Sau đó sử dụng thuốc bôi chuyên trị côn trùng cắn giúp làm giảm sưng đỏ, dịu cảm giác ngứa, rát.

Chọn lựa loại thuốc kháng viêm an toàn rất quan trọng do làn da của trẻ còn non nớt nên các bác sĩ thường khuyến cáo các bậc phụ huynh sử dụng các loại thuốc kháng viêm nhẹ, ít tác dụng phụ.

Prednisolone Valerate Acetate (Antedrug) là một hoạt chất có tính kháng viêm tác dụng ngay tại vùng da cần điều trị. Antedrug khi thâm nhập vào máu sẽ chuyển hóa thành dạng bất hoạt tính, do đó giảm thiểu tối đa tác dụng phụ toàn thân so với các loại Corticoid thông thường.

Trường hợp trung bình (sưng đỏ lan rộng xung quanh vết cắn, kèm theo cảm giác ngứa, bỏng rát): điều quan trọng đầu tiên là chúng ta cần nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra, không tác động mạnh lên vết thương để tránh nọc độc lan rộng. Sau đó rửa sạch vùng da với xà phòng diệt khuẩn.

Thoa thuốc bôi có chứa chất chống ngứa như Crotamiton & L-menthol, kháng viêm như Prednisolone Valerate Acetate.

Trường hợp nặng: nếu nhận thấy trẻ có các triệu chứng sau, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất:

- Thở khò khè hoặc khó thở.

- Nôn (trớ).

- Sốt kéo dài

- Nổi ban, xuất hiện chấm đỏ ở một số vùng khác nhau trên cơ thể, hoặc toàn thân bị phù nề.

- Nhịp tim đập nhanh.

- Ngủ li bì, có dấu hiệu bị sốc.

3. Kiến ba khoang nguy hiểm đến mức nào?

Kiến ba khoang độc tố gấp 15 lần rắn hổ mang.

Loài kiến này có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh. Theo các chuyên gia, trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa pederin, có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ… Nhưng may mắn là tuy độc tính cao, nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn. 

Chất độc của kiến ba khoang khi tiếp xúc với da tạo nên bỏng da, viêm da, gây bỏng rát . Nhiều người không biết dùng tay diệt kiến xong vô tình dùng tay đó tiếp xúc với vùng da khác khiến cho những chỗ này không bị kiến đốt vẫn tổn thương dẫn tới nhiễm trùng da, nếu kéo dài có thể nhiễm trùng toàn thân rất nguy hiểm. Vì thế, tuyệt đối không gãi những vết thương.

Xử lý khi bị kiến ba khoang đốt:

- Khi bị tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang, vùng da tiếp xúc có thể xuất hiện ban đỏ, ngứa hãy dùng nước muối sinh lý rửa nhẹ nhàng để làm sạch chất độc bám trên da.

- Khi da đã bị nổi mụn, phòng rộp như vết bỏng, tiếp tục dùng hồ nước bôi để làm sạch, dịu da.

- Nếu vùng tổn thương xuất hiện mủ, dùng dung dịch xanh methylen bôi lên vết thương để sát khuẩn, tránh bị nhiễm trùng.

- Nếu bị tổn thương nặng, cần phải có bác sĩ kê đơn thuốc uống kèm với bôi bên ngoài để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng toàn thân hoặc bội nhiễm nặng.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Liên hệ: Công Ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Ruồi Hà Duy Anh
DC: Số 8 - Hồ Biểu Chánh - Q. Phú Nhuận - TP. HCM
DT: 0909096691 Mr Thế Anh website:www.dietcontrunghieuqua.com

Kính chúc quí khách sức khỏe, thành công và phát triển!